Chủ nhiệm đề tài, bà Hoàng Thị Diệu cho biết: “Lan gấm có tên khoa học là Ludisia discolor, là loài địa lan thân bò, rồi đứng, cao khoảng 20cm, có nhiều nách. Lá trơn hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp, phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên. Lan gấm được biết đến như là một vị thuốc chữa được nhiều thứ bệnh như lao phổi, suy nhược thần kinh, ăn không ngon miệng, viêm phế quản, ho... Sau gần 3 tháng trồng khảo nghiệm trong diện tích 180m2, cây lan gấm sinh trưởng và phát triển khá tốt. Hy vọng, trong tương lai, cây lan gấm này sẽ được bảo tồn nguồn gen và trở thành cây trồng giúp nông dân Lạc Dương thoát nghèo”.
Được biết, loài lan gấm dược liệu hiện đang bị khai thác cạn kiệt bởi người dân đổ xô vào rừng khai thác tận diệt do tính năng dược liệu quý hiếm của chúng.
HOÀNG YÊN