00:00 Số lượt truy cập: 3200742

Ong chia đàn tự nhiên và biện pháp phòng chống 

Được đăng : 03/11/2016
Ong chia đàn tự nhiên là hiện tượng o­ng chúa cũ và khoảng ½ số quân bay đi hình thành một tổ mới. Đàn ở lại gọi là đàn gốc sẽ có o­ng chúa mới ra đời và đi giao phối với o­ng đực. Đây là hình thức sinh sản của loài o­ng. Hiện tượng này làm giảm năng suất mật. Vì vậy, người nuôi o­ng cần biết biểu hiện của đàn o­ng sắp chia đàn, từ đó có cách phòng chống kịp thời.

Sau đây là những hướng dẫn của các kỹ sư đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Phat triển o­ng trong việc nhận biết các biểu hiện o­ng sắp chia đàn tự nhiên, tiến hành các biện pháp phòng chống cũng như xử lý kịp thời khi o­ng chia đàn tự nhiên. 

                                        

                                                o­ng chia đàn, hình thành một đàn o­ng mới ở cành cây

Các điều kiện thuận lợi cho o­ng chia đàn:

- Do thời tiết thuận lợi (ấm và trời nắng).

- Nguồn mật phấn phong phú.

- Đàn o­ng đông quân, nhiều o­ng non, nhiều nhộng và ấu trùng.

Các biểu hiện của đàn o­ng sắp chia đàn:

- Đàn đông quân, có nhiều o­ng non bay bài tiết vào buổi trưa.

- Đàn o­ng tạo o­ng đực thường xuất hiện các lỗ o­ng đực mới xây.

- Xuất hiện vài mũ chúa tròn nhỏ xây ở mép dưới hoặc góc bánh tổ.

- Kiểm tra bên trong thấy hiện tượng o­ng đậu nhiều ở vách ngăn và trên nắp thùng gọi là o­ng treo, một số đàn có o­ng bậu thành chùm lớn dưới đáy thùng.

- Khi chuẩn bị chia đàn, o­ng thợ vẫn tiếp tục lấy mật và phấn.

- Khi thấy có trứng hoặc ấu trùng ở trong mũ chúa, đàn o­ng chắc chắn sẽ chia đàn nếu như các điều kiện cho chia đàn thuận lợi. Cuối cùng đàn o­ng sẽ tạo khoảng 7-10 mũ chúa ở các lứa tuổi khác nhau. Khi một hoặc nhiều mũ chúa già thâm đầu là lúc o­ng chuẩn bị chia. Nhưng có trường hợp mũ chúa chưa vít nắp o­ng đã chia vì đàn này đã bị vặt mũ chúa nhiều lần hoặc đặt nơi quá nóng.

- Hàng ngàn con o­ng và o­ng chúa tuôn ra khỏi tổ. Chúng thường đỗ lại trên cành cây, hiên nhà.

- o­ng thường bay chia đàn vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng nhiều nhất là 9-10 giờ những ngày trời nắng, gió nhẹ.

- Các o­ng trinh sát sẽ tìm kiếm nơi làm tổ ở trong vùng. Trong một vài giờ đàn o­ng sẽ quyết định nơi ở mới của mình và bay tới đó.

Nếu o­ng chúa tơ đầu tiên nở ra, sẽ tìm cắn phá các mũ chúa khác và đàn o­ng chỉ chia một lần. Nhưng nếu như đàn o­ng lại đông quân vì có nhiều o­ng nở ra từ nhộng nó có thể tiếp tục chia đàn. Trơng trường hợp này, o­ng thợ sẽ bảo vệ các mũ chúa còn lại. Đàn chia thứ 2 cùng với chúa tơ bay ra sau đàn chia thứ nhất một vài ngày. Đôi khi có đàn chia làm 3, 4 lần. Việc chia đàn sẽ kết thúc khi có một con chúa tơ phá huỷ tất cả các mũ chúa có o­ng chúa bên trong.

Thời gian o­ng chia đàn tự nhiên:

Ở miền Bắc: Vào tháng 3 - 4, một số ít chia vào tháng 10 - 11.
Ở miền Nam : Trước vụ mật cao su

Thời điểm o­ng chia đàn:  thường vào buổi sáng từ 8-11h.

Phòng chống o­ng chia đàn:

- Thay chúa già một năm 2 lần. Đàn o­ng có chúa trẻ ít chia đàn hơn.

- Cho o­ng xây tầng kịp thời để có nhiều bánh tổ làm giảm mật độ quân trên cầu, o­ng không bị đông đúc quá.

- Đổi cầu nhộng đàn mạnh lấy cầu không của đàn yếu. Việc làm này cung cấp nhiều lỗ tổ trống cho o­ng chúa đẻ trứng, o­ng non có đủ việc làm, giảm mật độ o­ng đồng thời làm cho đàn o­ng yếu phát triển nhanh hơn.

- Phá bỏ các mũ chúa đã vít nắp và các mũ chúa đã có trứng và ấu trùng ở trong đó.

- Cắt bỏ các lỗ tổ có nhộng và ấu trùng o­ng đực. Chưa rõ là o­ng đực với ấu trùng và nhộng của nó có kích thích đàn o­ng chia đàn hay không nhưng việc loại bỏ chúng làm đàn o­ng giảm bớt sự đông đúc.

- Quay bớt mật.

- Tránh dùng thùng nhỏ để nuôi o­ng, đặt o­ng nơi có bóng râm để đàn o­ng không bị quá nóng.

- Khi đã áp dụng các biện pháp trên mà đàn o­ng vẫn tiếp tục xây mũ chúa thì phải chủ động chia đàn o­ng ra làm hai, ba đàn.

Xử lý khi đàn ong chia đàn:

- Tung đất, cát, té nước…để đàn o­ng mau chóng tụ lại.

- Ở đàn o­ng mới, nếu tìm được o­ng chúa, thì cho o­ng chúa vào lồng rồi treo vào chiếc nón bắt o­ng. Sau đó, hớt nhẹ đàn o­ng vào nón, dần dần, cả đàn o­ng sẽ bay vào trong nón.

- Còn trong trường hợp không tìm thấy o­ng chúa, dùng nón bắt o­ng để bắt toàn bộ o­ng thợ và o­ng chúa. Đưa phần xô màn của nón bao toàn bộ đám o­ng rồi gạt cho o­ng rơi vào nón, buộc phần vải màn lại, dốc ngược nón lên. o­ng sẽ bò ngược lên và tụ tại phần trên của nón. Sau một vài phút, vén vải màn lên để o­ng ở ngoài bay vào đàn trong nón.

                                           

                                            ThS Trương Anh Tuấn hướng dẫn cách thu đàn o­ng mới vào nón bắt o­ng

- Khi hầu hết o­ng đã nhập vào đàn trong nón, buộc nón lại treo ở chỗ mát và tối.

- Khoảng 6 giờ chiều, chuẩn bị thùng o­ng sạch có một hoặc vài cầu bánh tổ tốt (có đủ mật, phấn, con) lấy từ đàn gốc hoặc đàn khác và 1 khung cầu đã gắn tầng chân. Số cầu lấy phụ thuộc vào lượng o­ng thợ bắt được. Nếu có ít cầu bánh tổ viện cần bổ sung thêm cầu đã gắn tầng chân.

- Đặt thùng mới vào nơi thích hợp.

- Vén vải màn lên, đặt mũ o­ng lên trên thùng o­ng mới. Đập mạnh xuống nón rồi rũ cho o­ng rơi hết vào thùng, nhanh chóng đậy nắp thùng o­ng lại. Đuổi o­ng bám lên các cầu bánh tổ của thùng mới.

- Cho đàn chia ăn thêm nước đường (cho ăn kích thích) để chúng xây cầu nhanh.

Xử lý và chăm sóc đàn gốc:

- Đàn gốc còn lại khoảng ½ số o­ng thợ, các bánh tổ chứa nhiều nhộng và nhiều mũ chúa.

- Chọn 1 mũ chúa to nhất, thẳng, đã vít nắp để lại. Cắt hết các mũ chúa khác để o­ng không chia nhiều lần.

- Rút bớt bánh tổ ở đàn gốc để o­ng thợ phủ kín các cầu còn lại.

- Theo dõi chặt chẽ đàn o­ng, nếu chúa tơ giao phối thành công nó sẽ đẻ trứng 10 ngày sau khi nở. Nếu chúa bị mất thì giới thiệu chúa đẻ  hoặc nhập vào đàn khác có chúa đẻ.