00:00 Số lượt truy cập: 3227350

Phân biệt bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và do vi rút ở cá trắm cỏ - Biện pháp phòng trị 

Được đăng : 03/11/2016
 Bệnh xuất huyết đốm đỏ là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng cho cá trắm cỏ, bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá trắm cỏ trong lồng và ao đầm ở nhiều địa phương các tỉnh phía Bắc nước ta trong những năm 1994 – 1995.

Bệnh xuất huyết đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi trong lồng, ao được xác định do một trong hai tác nhân là virus hoặc vi khuẩn. Có thể phân biệt sự giống và khác nhau của bệnh cá trắm cỏ do hai tác nhân gây bệnh này như sau:

a) Giống nhau

* Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài

- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt khô ráp.

- Xuất hiện các đốm đỏ trên thân

- Mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi

- Hậu môn sưng đỏ

- Cá có mùi tanh đặc trưng

* Giải phẫu

- Cơ quan nội tạng: Gan, lách, thận, xoang bong, xuất huyết có nhiều dịch

- Ruột xuất huyết và không có thức ăn

* Mùa vụ xuất hiện bệnh

- Vụ 1: tháng 3-4-5 và vụ 2: tháng 8-9-10. Thời kỳ có nhiệt độ nước trung bình từ 25- 300C.

b) Khác nhau 

Các đặc
điểm

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn

Bệnh xuất huyết do virus

1. Tác nhân gây bệnhChủ yếu do vi khuẩn A. hydrophyla. Ngoài ra gặp Pseudomonas fluorescens,
Edwardslella sp, Streptococcus sp.

Reovirus: Thể virus hình khối hai mặt đối xứng theo tỉ lệ 5:3:2, đường kính 60-70mm

2. Dấu hiệu bệnh lý ở cá- Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần
-Xuất hiện các đốm đỏ trên thân, các gốc vây quanh miệng.
- Các vết loét ăn sâu vào cơ thể có mùi tanh đặc trưng.
- Bụng có thể trướng to
- Cá bị bệnh 1-2 tuần có thể chết, tỉ lệ chết 30-40%. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài thay đổi rõ ràng.
- Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết, điển hình là cơ dưới da xuất huyết, bệnh nặng toàn thân xuất huyết. Toàn thân cá chảy máu màu hang.
- Cá bị bệnh 3-5 ngày có thể chết, tỉ lệ chết từ 60-80%, nhiều ao chết tới 100%. Trên cơ thể cá chết không có nhiều dấu hiệu thay đổi lớn.
3. Giải phẫuRuột chứa đầy hơi (chướng hơi), thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát cho nên còn gọi là bệnh viêm ruột.Thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử thành ruột còn tương đối chắc chắn, không thối nát).
4. Phân bố và lan truyền bệnh- Bệnh xuất hiện ở cá trắm trên một tuổi và cá bố mẹ. Cá dưới 1 tuổi ít gặp hơn.
- Bệnh gặp ở rất nhiều loài cá nước ngọt, và các đối tượng khác như baba, ếch, tôm càng xanh.
- Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống 6-10cm, đặc biệt là cá 15-20cm (0.3-0.4kg/con) bị nghiêm trọng nhất. Cá trên một tuổi mức độ nhiễm bệnh nhẹ.
- Bệnh chỉ gặp ở Trắm cỏ và Trắm đen

* Biện pháp phòng trị hữu hiệu hiện nay

- Phương pháp phòng bệnh chung là:

+ Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: xử lý môi trường bằng các biện pháp thay nước hoặc cấp thêm nước cho ao, sử dụng các loại hoá chất tẩy trùng ao như dùng Pronopol.

+ Trong khẩu phần ăn hàng ngày chú ý tăng lượng thức ăn tinh giảm thức ăn xanh, bổ sung Vitamin C, B.complex.

+ Thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi cá bằng vôi nung (CaCO3) liều lượng 2kg vôi/100m3, một tháng bón vôi 2-3 lần. Vôi được hoà ra nước rồi té đều khắp ao. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, liều lượng 2 - 4kg/100m3 nước lồng.

- Riêng phòng, trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

- Sử dụng KN-04-12:

+ Phòng: cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2 g thuốc/kg cá/ngày để phòng bệnh.

+ Trị: cho ăn từ 6 – 10 ngày liên tục, liều lượng 4g thuốc/kg cá/ngày

- Sử dụng thuốc Tiên Đắc 1 của Trung Quốc có bán trên thị trường:

+ Phòng: 10g thuốc/40kg cá, cho ăn trong 3-4 ngày liên tục vào các tháng 3-5 và 8-10.

+ Trị: 50gthuốc/40kg cá, cho ăn 3-5 ngày liên tục.