00:00 Số lượt truy cập: 2638242

Phối hợp tổ chức các hoạt động đưa khoa học và công nghệ vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn 

Được đăng : 03/11/2016

Là một tổ chức chính trị - xã hội mang tính đặc thù, Hội Nông dân Việt Nam còn thiếu nhiều cơ chế để trực tiếp thực hiện các chương trình, đề án, mục tiêu quốc gia. Vì vậy, trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động với nhiều Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp để tranh thủ nguồn lực tổ chức các phong trào nông dân và các hoạt động Hội.


Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng Công ty máy động lực Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm thao, Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Phố Chợ… Nội dung hoạt động của các Chương trình đã được ký kết, trên thực tế cũng đã tạo các điều kiện và giải pháp để đưa Nghị quyết về khoa học và công nghệ của Hội đi vào thực tiễn cuộc sống của công tác Hội và phong trào nông dân.

Các ban, đơn vị cơ quan Trung ư­ơng Hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công đều tập trung khai thác nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tổ chức tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, trong đó tập trung nhiều vào các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ; nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường, chế biến, bảo quản nông sản... Đặc biệt, Hội Nông dân Việt Nam đã quan tâm tới các hoạt động nhằm hỗ trợ và đưa nhanh nông dân tiếp cận với công nghệ thông tin và mạng Intertnet.

Các tỉnh, thành Hội đã phối hợp với các ngành liên quan tới nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, vệ sinh, môi trường, văn hoá, xã hội…đẩy mạnh công tác vận động, hư­­ớng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ để thu hút hội viên, nông dân tích cực tham gia ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Thông qua triển khai các chương trình ký kết, Hội có thêm nguồn lực trong việc hỗ trợ đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, trong năm 2012 và 2013 ngân sách nhà nước đã cấp 227,7 tỷ đồng để đầu tư xây mới và cải tạo 25 Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân. Đến nay, với hệ thống 53 Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân, 01 Trường Trung cấp nghề thuộc Trung ương Hội; 5 năm qua, các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp dạy nghề cho 1.096.000 nông dân, góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất và chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần tăng cường chất lượng lao động nông nghiệp.

Tại các địa phương, cơ sở, bằng phương pháp tuyên truyền miệng với phư­­ơng thức tổ chức lồng ghép, các cấp Hội đã mở đ­ược gần 300.000 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tin học, truy cập mạng cho hơn 12,6 triệu lư­ợt nông dân; xây dựng được trên 12.000 điểm trình diễn kỹ thuật và tổ chức trên 54.000 cuộc hội thảo đầu bờ cho hơn 3,8 triệu lượt ngư­ời. Các hội nghị, các lớp tập huấn, hội thảo “đầu bờ”, các cuộc sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ nông dân, các điểm trình diễn kỹ thuật đã phổ biến, cung cấp nhiều thông tin, kiến thức về khoa và công nghệ, các mô hình, điển hình tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất cho hội viên, nông dân.

Hội đã thực hiện Chương trình tăng cường thông tin đến nông dân tất cả các xã của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mỗi xã được cấp 1 bộ máy tính nối mạng để thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin. Đồng thời bắt đầu triển khai xây dựng Hệ thống Sàn kết nối cung cầu đến cấp tỉnh và huyện trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp thông tin đa dạng, kết nối cung cầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm./.