00:00 Số lượt truy cập: 3228691

Phòng bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà 

Được đăng : 03/11/2016

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay còn gọi Mycoplasmaosis (CRD) là bênh truyền nhiễm lây lan mãn tính ở gà và gà tây với những triệu trứng bệnh tích đường hô hấp và biểu hiện nổi bật là bệnh tích ở túi khí. Bệnh do vi khuẩn thuộc genus Mycoplasma gây ra.
 


* Nguyên nhân gây bệnh:
Chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum, là vi khuẩn mang tính dễ thay đổi hình dạng. Gây bệnh tích ở túi khí của gà và một số loài gia cầm khác. Bệnh có thể truyền dọc từ đời mẹ sang đời con qua trứng, bệnh truyền từ gà bệnh sang gà khoẻ qua tiếp xúc trực tiếp, qua thức ăn nước uống tạp nhiễm. Qua xe vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.
Gà sau khi mắc bệnh hồi phục vẫn có khả năng tiếp tục thải vi khuẩn ra môi trường.

* Triệu trứng bệnh:
- Thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng. Thời gian ủ bệnh có thể dài hơn trong trường hợp bệnh truyền dọc.
+ Ở gà con và gà hậu bị: Giai đoạn đầu của bệnh thể hiện hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh mạc ở mí mắt và các lỗ mũi. Mí mắt viêm tấy sưng và dính vào nhau trong nhiều trường hợp. Thở khò khè có tiếng ran khí quản dễ phát hiện vào buổi đêm. Gà bỏ ăn, xù lông, thở nặng nề khó nhọc. Bệnh tiến triển dần trong thời gian dài làm gà sút cân nhanh, quá gầy và chết.
+ Ở gà đẻ trứng và gà sinh sản: Triệu trứng đầu tiên là tiếng thở khò khèdo nhiều dịch nhày đọng ở ống hô hấp trên. Gà ho, hắt hơi vẩy mỏ, chảy nước mắt nước mũi. Bệnh tiến triển chậm, nước mũi đầu tiên là loãng sau đó đặc dần và đọng ở xoang mắt làm mặt gà sưng lên. Gà gầy nhanh và chết.
- Tỷ lệ chết ở gà trưởng thành không cao, nhưng có thể gây thiệt hại lớn do giảm trứng đẻ ở những đàn hậu bị mới lên đẻ.
Ở gà con tỷ lệ chết thay đổi từ rất ít có thể lên đến 30% trong trường hợp biến động phức tạp có sự tham gia của mầm bệnh.
- Tỷ lệ bệnh có thể từ 20% đến 50% phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh của nơi nuôi, trạng thái stress và tuổi của gà bệnh.

* Phòng và điều trị bệnh:

Bệnh CRD là bệnh môi trường, do đó để phòng được bệnh chúng ta cần thực hiện đồng bộ 3 giải pháp sau:
1. Vệ sinh chăn nuôi thú y:
- Vệ sinh chuồng trại tốt, khô ráo, thoáng mát, ấm áp.
- Không nuôi nhiều lứa tuổi gà trong cùng một chuồng.
- Trứng để ấp chỉ lấy ở đàn gà bố mẹ sạch bệnh, hoặc trước khi lấy trứng để ấp 15 ngày đàn gà đẻ bố mẹ phải được dùng thuốc trị bệnh CRD tối thiểu 3 - 4 ngày với liều điều trị, mặc dù đàn gà bố mẹ không có biểu hiện bệnh.
2. Phòng bệnh CRD bằng thuốc:
Quy trình phòng bệnh CRD như sau:
- Phải dùng thuốc ngay 3 ngày đầu tiên khi mới xuống chuồng nuôi để loại bỏ căn nguyên truyền qua phôi và chống sơ nhiễm. Các thuốc phòng hay dùng là một trong các loại sau: Farmasin. Thái 1g/1lít; Tylosin 98% 0,5g/lít; CCRD. Thái 0,5g/lít; Tiamulin 98% 0,5g/lít; Ani-CRD 1g/lít.
- Trong quá trình nuôi thuốc phải được dùng nhắc lại vào các thời điểm như sau: 9-11; 18- 21; 28- 30; 39 - 41; 49 - 53; ... ngày tuổi.
3. Phòng bệnh CRD bằng vắc xin:
Đã có nhiều hãng ản xuất vắc xin trên thế giới tung ra thị trường nhiều loại vắc xin như sau:
- Nobivac-Mg của Hà Lan, là vắc xin sống nhược độc tiêm dưới da 0,5ml/gà lúc gà 2 - 3 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau đó 1 tháng.
- Nobivac-M6 của Hà Lan, là vắc xin vô hoạt tiêm bắp hoặc dưới da 0,5ml/1 gà hậu bị lúc 18-20 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 2-3 tuần.
- Gallimune của Pháp, là vắc xin sống nhược độc tiêm dưới da cho gà 0,5ml lúc 6 - 8 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lúc gà 18 - 20 tuần tuổi.
- Vắc xin chủng F hoặc chủng TS-11 của Mỹ dùng cho gà con và gà đẻ.
Hiện nay có khá nhiều cơ sở chăn nuôi đã dùng 1 trong những loại vắc xin kể trên nhưng bệnh vẫn nổ ra. Có lẽ vì Mycoplasma có nhiều chủng, bản thân nó không kích thíchđủ mạnh để cơ thể gà tạo được miễn dịch đầy đủ và chắc chắn. Nói cách khác Mycoplasma không tạo được miễn dịch thực sự. Do đó phòng bênh CRD vẫn phải thực hiện biện pháp tổng hợp : Vệ sinh thú y + thuốc phòng + vắc xin mới cho kết quả tốt.