Đàn ong bị bệnh yếu dần, sản lượng mật giảm 20 - 80%. ở những đàn bị bệnh thối ấu trùng, ong chết hàng loạt; ong trưởng thành, kể cả ong chúa cũng bị nhiễm mầm bệnh, làm lây lan cho các đàn khác.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Melisococcus pluton. Vi khuẩn hình cầu hoặc gần như hình trứng, xếp thành chuỗi, nhưng cũng có khi rời rạc, riêng lẻ.
Bệnh còn do một vi khuẩn phối hợp gây nên có tên Bacillus alvai, hình cầu trực khuẩn, có nhiều lông nhỏ xung quanh, hình thành nha bào. Ngoài ra, trong các ổ bệnh còn có vi khuẩn Bacterirum eurydice.
Dấu hiệu lâm sàng: âởu trùng màu loang lổ, chết trong lỗ tổ không vít nắp, sau đó ấu trùng vàng, chuyển thành dạng nát có mùi chua, khi khô tạo thành vỏ có màu nâu sẫm. ấu trùng chết biến thành khối thối rữa rất đặc trưng, lấy que khều ra sẽ kéo thành sợi ngắn.
Chữa trị: Điều trị bằng một số kháng sinh pha với xirô đường cho ong ăn. Nhưng trước khi dùng phải làm kháng sinh đồ để tìm ra kháng sinh mà nấm bệnh mẫn cảm.
Xirô được pha theo tỷ lệ 50% nước, 50% đường. Một số loại kháng sinh được pha vào xirô:
Penixilin dùng 900.000 đơn vị/lít xiro; Neomycin, Spiramycin, erytromycin 400.000 đơn vị/lít xirô; Gentamycin 40 đơn vị/lít xirô.
Cách dùng: Kháng sinh ở dạng bột pha với xirô theo hàm lượng như trên, trước khi cho ong ăn cần làm ấm xirô lên khoảng 30 - 32 đôÅ C vào mùa đông và cho ăn vào buổi chiều. Mỗi đợt điều trị khoảng 5-7 ngày.
Quy trình phòng nhiễm bệnh:
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc cho các tầng ong có bệnh. Bánh tổ có ấu trùng bệnh phải loại khỏi tổ và nấu lại sáp ong. ong được chuyển sang thùng sạch đã khử trùng. Các cầu có ong bệnh sau khi loại bỏ bánh tổ phải phun thuốc khử trùng hoặc nhúng vào nước sôi 10 - 15 phút. Thùng ong phải được phun thuốc khử trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng sau: Dung dịch chứa 10% ôxy già + 3% axit Focmic. Cứ 1 lít cho 1m2 (thùng 12 cầu), phun ba lần cách nhau một giờ. Virkon - 2% phun hai lần cách nhau 1-2 giờ.
Thay ong chúa.
Thùng ong bị bệnh phải cách ly để điều trị, dụng cụ nuôi phải khử trùng cẩn thận.