00:00 Số lượt truy cập: 3226617
Quy trình - kinh nghiệm

Muốn nhãn xuồng cơm vàng cho trái nhiều đợt

Nếu để tự nhiên thì nhãn xuồng cơm vàng thường ra hoa vào tháng 2-3 và cho thu họach rộ vào khoảng tháng 7 âm lịch, vào thời điểm này nhãn xuồng cơm vàng thường bị đụng hàng với nhiều loại trái cây khác như nhãn long, nhãn tiêu huế, thanh long, chôm chôm, cam quýt đầu vụ... vì thế giá bán chỉ ở mức rất thấp.


Khuyến cáo về kỹ thuật để tăng tỷ lệ thóc nảy mầm

Nhiều hộ dân ở huyện Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang) phản ánh về tình trạng thóc giống Tạp Giao 1 mua của Công ty Giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang trong vụ mùa năm nay có tỷ lệ nảy mầm hoặc tỷ lệ mạ sống thấp. Trước sự việc này, Giám đốc Công ty Giống vật tư nông lâm nghiệp Tuyên Quang Hoàng Đức Hoành khẳng định: công ty sẽ "bảo hành" chất lượng toàn bộ số lúa giống cung cấp cho bà con đến khi lúa trổ bông. Tuy nhiên, công ty cũng khuyến cáo nông dân về quy trình kỹ thuật ngâm, ủ và gieo mạ đúng quy cách. Hiện nay, thời tiết nắng nóng, bà con cần rút ngắn thời gian ngâm mạ còn khoảng 12 tiếng, đồng thời cần có biện pháp chống nóng trong lúc ủ hạt, tránh gieo mạ vào lúc thời tiết nắng nóng.


Để sử dụng phân bón hiệu quả

Giá phân bón ngày càng leo thang, thay đối từng ngày đã ảnh hưởng rất nhiều đến người nông dân nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung. Vì vậy, nhằm sử dụng một cách tiết kiệm tối đa phân bón mà lại cho hiệu quả cao bà con có thể tham khảo một số kỹ thuật dưới đây:


Công nghệ phân huỷ rơm rạ tại ruộng để làm phân bón

Biện pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh của Viện Công nghệ sinh học đang là một giải pháp thiết thực, hữu ích, hiệu quả kinh tế cao.


Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun đất

Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi đang ngày càng trở nên bức xúc. Chỉ tính riêng bò, nước ta hiện có 6,7 triệu con, trung bình mỗi con thải ra 45kg/ngày, tương đương 301,5 tấn/ngày, 110 triệu tấn/năm.


Yên Bái: kinh nghiệm chủ động chống nóng cho gia súc, gia cầm

Vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nắng nhiệt độ thường lên cao 35 độ C – 38 độ C đó là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Gia súc, gia cầm thường ăn ngủ kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm, các loại dịch bệnh như: Tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng…dễ phát sinh lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, người chăn nuôi cần lưu ý một số điểm sau:


Nuôi cá trong… mùng

Nuôi cá trong... mùng lưới là một sáng kiến của người dân ĐBSCL. Chỉ cần treo dưới đáy sông  9-12m2 mùng lưới là đủ nuôi thả 3.000 – 4.000 con cá lóc. Tuỳ loại cá, người nuôi thu lãi từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.


Đắc Lắc: Khắc phục tình trạng cà phê rụng quả hàng loạt

Nhiều vườn cà phê ở Đắc Lắc đang xảy ra hiện tượng rụng quả cà phê hàng loạt, có vườn tỷ lệ rụng quả lên gần 50%, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.


Phân bón từ rơm, rạ và nông nghiệp hữu cơ

Lâu nay rơm, rạ vẫn được coi là rác thải sau mỗi vụ thu hoạch, nhưng tại Nam Định, bà con đã biết sản xuất phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu đặc biệt này. Anh Nguyễn Văn Bộ ở đội sản xuất số 11, xã Xuân Hùng, thị trấn Xuân Trường (huyện Xuân Trường) cho biết: “Phân bón từ rơm, rạ rất dễ làm, hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.


Hiện tượng lúa bị đổ ngã và cách khắc phục

Hiện tượng lúa bị đổ ngã có nhiều nguyên nhân như: do thời tiết, gặp mưa to, gió lớn, do thế đất trũng nước ngập sâu, lúa thường vóng cao, thân mềm yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công; do bón phân không cân đối, thường gặp trên ruộng nghèo lân, kali và canxi hoặc đất có hàm lượng mùn cao, nếu bón đạm quá nhiều so với lân và nhất là kali lúa bị đổ; do giống lúa yếu cây, chịu phân kém hoặc sạ quá dày; do bị nhiễm bệnh những ruộng thừa đạm, sạ dày hoặc ngập nước liên tục, khi thời tiết ẩm ướt...


<< < 46 47 48 49 50 > >>