00:00 Số lượt truy cập: 2691797
Quy trình - kinh nghiệm

Phú Thọ: Hiện trạng và tiềm năng của hai giống hồng Hạc Trì và Gia Thanh

Hồng không hạt Hạc Trì, Gia Thanh là những loại quả đặc sản chất lượng thơm ngon nổi tiếng là niềm tự hào của người dân đất Tổ. Trên địa bàn toàn tỉnh diện tích trồng hồng chỉ chiếm 3,3% diện tích cây ăn quả (220ha) trong đó bao gồm nhiều giống như giống hồng Cậy có nhiều hạt hoặc hồng Thạch Thất, hồng Nhân Hậu được trồng từ các chương trình dự án phát triển nông thôn miền núi. Những giống này tuy năng suất cao nhưng chất lượng còn hạn chế sau một thời gian mở rộng diện tích, đến nay bà con nông dân đã phá bỏ để trồng cây khác thay thế. Hai giống hồng không hạt Gia Thanh và Hạc Trì mặc dù là giống đặc sản quý hiếm nhưng chỉ chiếm một diện tích nhỏ, hiện tại giống hồng Hạc Trì đang đứng trước nguy cỏ tuyệt chủng nếu không được quan tâm gìn giữ kịp thời.


Kinh nghiệm làm giàu vốn rừng của công ty lâm nghiệp Ka Nat

  Công ty lâm nghiệp Ka Nat (Gia Lai) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ (QLBV) và sản xuất kinh doanh nghề rừng trên 8.760 ha, trên địa bàn 3 xã Nghĩa An, Đăk Smar, xã Đông và thị trấn K'Bang (huyện K'Bang), trong đó có khoảng 3.500 ha rừng nghèo, rừng non và rừng nghèo kiệt. Công ty lâm nghiệp Ka Nat đã thực hiện những giải pháp làm giàu vốn rừng trên diện tích rừng nghèo kiệt, đất đồi dốc và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan. Màu xanh của rừng đang dần được hồi phục, người dân trong vùng được hưởng lợi về nhiều mặt và ngày càng gắn bó với rừng hơn bởi sống được với nghề.


Giống bưởi quý Quế Dương

Ở làng Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội có một giống bưởi quý mà cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán người dân quanh vùng lại cố tìm mua cho được vài ba quả để về đặt lên bàn thờ. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, giống bưởi đường này do cụ Thảo ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống từ một cây bưởi hạt đã trên 90 năm nay.


Thanh Hóa: Bài học kinh nghiệm từ một lần cá chết

Nhận được tin báo từ cơ sở, tại trang trại nuôi cá của anh Trần Lê Hùng xóm 7, xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn có hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt.Trung tâm khuyến ngư Thanh Hóa phối hợp với Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh xuống cơ sở xem xét và đề xuất phương án xử lý.


Trồng rừng bằng cây giống cấy mô: Hiệu quả cao hơn cây ương từ hạt

Khoảng 6 năm nay kể từ khi cây bạch đàn cấy mô U6 bắt đầu được trồng ở tỉnh ta, đến nay đã thu hút người trồng với quy mô lớn. Loại cây này nhanh lớn, cao cây, ít phân cành, năng suất cao. Vấn đề căn bản là tạo giống cấy mô tại chỗ có tính thích nghi cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương.


Nuôi giun đất thu nhập cao, ai cũng làm được

Ông Thái Khắc Công (Chủ tịch Hội làm vườn xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn) quả quyết: Muốn phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, trước tiên hãy nuôi giun quế (trong nhóm của giun đất), đó là mô hình đơn giản, vốn ít, hiệu ích kinh tế cao mà nông dân ai cũng làm được.


Bình Định: Hiệu quả mô hình sản xuất lúa gieo khô

Tại xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Dự án phòng ngừa giảm nhẹ tác động của hạn hán (CARE) tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sản xuất lúa gieo khô thực hiện ở vụ 3 năm 2008. Mô hình thực hiện tại hai thôn Vĩnh Bình và Văn Trường với quy mô mỗi điểm 01 ha bằng kinh phí hỗ trợ của dự án.


Thành công với cây màu dưới chân ruộng

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nông dân Chợ Gạo mạnh dạn đưa cây màu xuống chân ruộng với diện tích hơn 4.500 ha/vụ. Với giá cả ổn định người trồng màu thu lợi nhuận cao gấp 2 đến 3 lần cây lúa. Sản xuất giỏi trên lĩnh vực xen canh cây màu dưới chân ruộng phải kể đến anh Mai Văn Trương ngụ ấp Bình Khương II, xã Bình Phục Nhứt.


Mô hình “một phương tiện - hai nghề đánh bắt hải sản” phát huy hiệu quả

Thực hiện dự án mô hình điểm “một phương tiện hai nghề đánh bắt hải sản” cho ngư dân, từ năm 2006 đến nay huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tạo điều kiện cho 6 hộ ngư dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, với mức lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, đầu tư cải tạo 6 phương tiện khai thác.


Mô hình chăn nuôi vịt thịt kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học

Long An là tỉnh có thế mạnh về chăn nuôi vịt, trong đó nuôi vịt ''chạy đồng'' là một phương thức chăn nuôi truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian cách nuôi nầy dần thể hiện các mặt hạn chế do những thay đổi về thời vụ trồng lúa và nhất là do tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm H5 N1. Do đó, mô hình nuôi vịt tập trung, chăn thả trên diện hẹp và kết hợp với các yếu tố sản xuất khác theo hệ thống VAC dần dần phát triển thay thế.


<< < 48 49 50 51 52 > >>