00:00 Số lượt truy cập: 2690546
Quy trình - kinh nghiệm

Con lai ngan - vịt, một hướng chăn nuôi mới

Ảnh minh họaCon lai giữa ngan pháp R71 và vịt M14 đã được Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại xuyên, Viện Chăn Nuôi nuôi thử nghiệm tại Hà Nam và Bắc Ninh từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2008 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của chúng rất cao đạt 97-100% lúc bán thịt. Khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi là 3.21-3.39 kg/con. Tổng chi phí thức ăn cho 1 con là 10.7-12.8 kg. Tỷ lệ thịt xẻ là 72%, thịt có màu sắc và mùi vị hấp dẫn. Những con đực nuôi đến 90 ngày tuổi, chọn những con có khối lượng từ 4 kg trở lên, có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh để tiến hành nhồi cưỡng bức lấy gan béo. Điều kiện nhiệt độ thích hợp để nhồi cưỡng bức con lai là 18-22 độ C. Thời gian vỗ béo là 15 ngày, sau đó giết mổ thu gan. Khối lượng gan đạt 501 – 671g trong mùa thu và 330-357 g ở mùa hè. Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế từ nuôi cưởng bức con lai lấy gan béo đã thu lãi 132.000 đ/con (giá bán gan loại I hiện nay là 350.000 đ/kg).Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã thành công với công nghệ thụ tinh nhân tạo giữa vịt và ngan để tạo ra con lai này. Tỷ lệ thụ tinh đạt trên 80% (nếu để thụ tinh tự nhiên giữa vịt và ngan thì tỷ lệ này rất thấp). Con lai ngan vịt đã được đưa vào sản xuất tại nhiều hộ nông dân tại Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai…Hy vọng với ưu thế lai xa giữa vịt và ngan, con lai có năng xuất cao và chất lượng thịt tốt, đặc biệt là tạo ra gan béo, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ sớm phát triển và trở thành một hướng chăn nuôi mới ở các tỉnh thành trong cả nước.


Phú Thọ: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thịt

Năm 2008, thực hiện chương trình phối hợp giữa Trung tâm khuyến nông và Hội LHPN tỉnh về việc chuyển giao các tiến bộ KHKT áp dụng đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất tạo điều kiện giúp đỡ các gia đình nghèo thuộc xã nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế đã tiến hành triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” tại xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ với quy mô là 500 con cho 10 hộ tham gia. Xã Cự Đồng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, có diện tích đất nông nghiệp 1.118,6ha, 861,51ha đất lâm nghiệp, đất ở là 31,5ha và 437,66ha đất khác. Toàn xã có 968 hộ, 4.278 nhân khẩu. Hầu hết nhân dân trong xã sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế phát triển chậm, đời sống nhân dân còn nghèo đói.


Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín - một hướng chăn nuôi mới hiệu quả

Phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng trở thành nghành sản xuất hành hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một trong những quan điểm phát triển nghành chăn nuôi trong chiến lước phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt.


Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn vệ tinh

Công ty chăn nuôi thuộc Tổng Công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh được thành lập từ năm 2005, ban đầu quy mô chỉ là 250 lợn nái nhập từ Thái Lan nhưng đến năm 2007 Công ty đã nhập về 208 con và hiện nay đã có 1.200 con nái giống Yorshire, Landrát và Du rốc.


Trồng rau kiểu “1 ăn 3”

Gieo hạt xà lách vào liếp ớtGần đây, nhiều hộ nông dân ở HTX rau an toàn xã Phước Hậu (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đã áp dụng lối canh tác hỗn hợp đem lại thu nhập khá hấp dẫn.


Nuôi thành công kỳ đà ở Quảng Ngãi

Ông Trần Duy Nhị (54 tuổi, ở tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã nuôi và nhân giống thành công hàng trăm con kỳ đà bán thịt. Trong chuồng kỳ đà của ông hiện có gần 20 con kỳ đà (mỗi con cân nặng trên 4kg, có con nặng gần 10kg). Ông Nhị cho biết cách đây không lâu, sau một lần ra miền Bắc thấy có một số hộ nuôi kỳ đà thịt, ông đã mua hai con đem về Quảng Ngãi nuôi thử nghiệm.


Giảm lượng phân bón hoá học: Tiết kiệm hàng triệu đồng/hécta

"Dasvila"là tên gọi loại phân bón vi sinh "thuần Việt" chuyên dùng cho lúa, có khả năng giúp người trồng giảm 50% lượng phân đạm và 100% lượng phân lân hoá học mà vẫn giữ vững năng suất, vừa được Hội đồng Khoa học công nghệ Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT nghiệm thu công nhận vào đầu năm 2009.


Thụ phấn bổ sung cho na sai quả

Về Việt Dân, một xã nghèo của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện đang được coi là điểm sáng của chủ trương chuyển dịch cơ cấu SXNN thành công của tỉnh, lần này Cận tôi học được cách thụ phấn bổ sung cho na sai quả, quả to và quả không bị lép, xin ghi lại để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.


Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm

Nguyên nhânBệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển hình trên lợn con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây chết lợn con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.


Trồng, chăm sóc hoa cúc C05.1 và C05.3

Giống hoa cúc CO5.1 và CO5.3 được Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) nghiên cứu, đưa vào trồng thử nghiệm tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Kết quả bước đầu cho thấy, cây phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo việc canh tác đạt hiệu quả, bà con cần lưu ý thực hiện theo quy trình kỹ thuật sau.


<< < 49 50 51 52 53 > >>