00:00 Số lượt truy cập: 3227949

Rầy mềm hại khế kiểng 

Được đăng : 03/11/2016
Vài năm gần đây, khế kiểng được nhiều người chơi cây kiểng ở các tỉnh phía Nam ưa thích. Trên cây khế kiểng, bên cạnh những loài sâu bệnh thường gặp như bệnh thối trái, sâu xanh ăn lá, rệp sáp... thì rầy mềm (Toxoptera sp.) cũng là đối tượng thường xuyên tấn công gây hại.

Hoa khế bị rầy mềm gay hại.

Rầy mềm có kích thước rất nhỏ, hình dáng hơi giống trái lê, màu nâu đen hay nâu đỏ hơi hồng. Con trưởng thành đực (ít gặp) luôn có cánh, con cái có hai dạng: có cánh và không có cánh. Trong điều kiện bình thường, nếu có thức ăn phù hợp, rầy cái thường không có cánh và sinh sản đơn tính là chủ yếu. Do vậy, chúng tích lũy mật số rất nhanh, nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời thì rất dễ bị gây hại nặng.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung bu bám trên chùm hoa, trái non để chích hút nhựa, nếu nặng có thể làm hoa khế bị khô, rụng; trái khế non bị biến dạng cong queo và rụng.

Để hạn chế tác hại của rầy mềm, bà con cần theo dõi cây khế thường xuyên (nhất là lúc cây ra hoa, kết trái). Nếu thấy rầy có mật số cao có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: DC-Tron Plus 98.8EC; Virofos 20EC; Trebon10EC; Supracide 40 EC; Suprathion 40EC... Để bảo vệ quần thể thiên địch trong tự nhiên và tiết kiệm thuốc, nên xịt thuốc trực tiếp vào những chỗ có rầy bu bám.