00:00 Số lượt truy cập: 2668496

Sở KH&CN và Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng: Triển khai tích cực và đồng bộ Chương trình phối hợp 

Được đăng : 03/11/2016

Thời gian qua, Chương trình phối hợp giữa Sở KH&CN và Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng đã được triển khai rất tích cực và đồng bộ, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.


Các hoạt động như tập huấn nâng cao nhận thức, hội thảo về ứng dụng tiến bộ KH&CN trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên… là những phương thức hoạt động phù hợp, thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia.

Các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã chọn lựa và chuyển giao được sự hưởng ứng tích cực từ phía các hộ nông dân; Hầu hết các mô hình ứng dụng trong năm đều được đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và tiến hành tổ chức hội thảo đầu bờ ngay tại địa phương để tuyên truyền, tập huấn, nhân rộng mô hình ứng dụng cho đông đảo cán bộ hội viên.

Nhận thức của nông dân các địa phương về ý nghĩa, lợi ích của việc ứng dụng tiến bộ KH&CN ngày càng được nâng cao, nhờ vậy họ đã hưởng ứng nhiệt tình, mong muốn được ứng dụng tại hộ gia đình mình, đây là điều hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành công trong quá trình triển khai chương trình.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Chương trình còn một số hạn chế như: Ở một số cán bộ chưa tích cực trong công tác tuyên truyền vận động thuyết phục nông dân do đó một số mô hình đã triển khai tốt nhưng chưa được nhân rộng. Với thói quen và tâm lý ngại thay đổi, tiếp thu cái mới của người nông dân nên không mạnh dạn đầu tư và phát triển theo mô hình mới. Tiến độ thực hiện các nội dung công việc nhiều lúc còn chậm do một số hội viên vẫn còn thụ động, chưa tham gia tích cực. Kinh phí dành cho chuyển giao các mô hình còn quá hạn hẹp so với nhu cầu thực tế của nông dân, vì vậy từ khâu chuyển giao thực hiện đến khâu triển khai rộng rãi các mô hình gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và không ổn định do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhân rộng mô hình.

Trong quá trìnhthực hiện Chương trình, các bên thực hiện đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Các cấp Hội chủ động trong việc chọn địa điểm, mô hình sẽ triển khai, các chương trình hội thảo, tập huấn và hội viên tham gia đã góp phần mang tính quyết định thành công của chương trình phối hợp liên ngành. Cần phải khảo sát, phân tích các mặt thuận lợi cũng như khó khăn khi triển khai tại các địa điểm lựa chọn để thực hiện Chương trình có hiệu quả hơn. Lựa chọn những mô hình có tính nhân rộng nhanh và mạnh trong cộng đồng phù hợp với nền nông nghiệp đô thị; tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn cho hội viên để có thểứng dụng ngay vào trong sản xuất và đời sống. Thực hiện các mô hình chuyển giao công nghệ nên tập trung trong 3 quý đầu năm để tránh mùa mưa bão.

Trong năm 2014, hai bên thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp với các nội dung sau: Tuyên truyền thông tin, phổ biến kiến thức về KH&CN và các ứng dụng vàosản xuất nông nghiệp cho cán bộ hội viên nông dân bằng nhiều kênh thông tin như báo, đài, tạp chí… Tổ chức các lớp tập huấn về áp dụng kỹ thuật trong nông nghiệp cho các hội viên Hội Nông dân trên địa bàn thành phố với các nội dung như: kỹ thuật trồng rau sạch, trồng hoa, sản xuất nấm; nuôi cá, ếch, thỏ, bồ câu… Nhằmcung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về Khoa học và công nghệđể phục vụ cho sản xuất của người nông dân. Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ như: Mô hình nhận rộng sản xuất hoa lan dendro và cát tường của dự án hoa thương phẩm, trồng cây hoa đồng tiền và sản xuất cây cúc ngọn thương phẩm từ cây nuôi cấy mô, trồng hoa thược dược lùn, trồng cây lá màu bằng dung dịch thủy canh phục vụ trang trí, mô hình sản xuất củ gừng trong bao tận dụng phế thải trồng nấm, mô hình trồng một số loài nấm thông dụng, trồng sản xuất cây rau cần theo phương pháp thủy canh ở hộ gia đình…