00:00 Số lượt truy cập: 2690915

Sử dụng phân bón cho cây lạc (đậu phụng) 

Được đăng : 03/11/2016

Cây lạc có nhu cầu đạm nhiều nhất, sau đó tới kaki, lân, canxi và các trung vi lượng. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha, lạc lấy đi từ đất 192 kg N, 48 kg P2O5^, 80 kg K2O + 79 kg CaO.


Nhu cầu dinh dưỡng cây lạc

Đạm (N): Lạc có nhu cầu cao về đạm xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành sau khi cây mọc 1 tuần, hơn nữa, hệ vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật công sinh nốt sần phát triển kém vì vậy năng suất sẽ rất kém. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cành kém. Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp.

Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, rất cần cho sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ lép. Do vậy lân cần được bón sớm. Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc.

Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành củ. Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa. Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu. Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỷ lệ dầu thấp.

Trung vi lượng: Canxi là một trong những yếu tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vôi cho lạc giúp làm tăng pH, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt. Cây hút canxi, magiê mạnh nhất là thời kỳ lạc đâm tia. Molipden (Mo) có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ. Bo (B) giúp quá trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, sức sống hạt giống.

Bón phân cho lạc:

Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần bón cho cây lạc đầy đủ và cân đối các chất đa, trung và vi lượng như Compomix 777 Đầu Trâu, NPK 9-16-16 + TE Đầu Trâu, Đầu Trâu Lạc - đỗ. Sử dụng các loại phân trên giúp cây lạc sinh trưởng phát triển tốt, tăng số củ, củ chắc, tăng năng suất và chất lượng. Quy trình bón như sau:

Lượng bón:

- Bón phân cho lạc ở các tỉnh phía Nam (kg/ha): 10 - 15 tấn phân hữu cơ hoai + 500 - 1.000 kg vôi bột + 1.000 - 1.100 kg Compomix 777 hoặc 300 – 450 kg NPK 9-16-16 + TE Đầu Trâu.

- Bón phân cho lạc ở các tỉnh phía Bắc (kg/ha): 10 - 15 tấn phân hữu cơ hoai + 500 - 1.000 kg vôi bột + 300 - 500 kg Đầu Trâu Lạc - đỗ.

Cách bón:

Đối với lạc không che phủ nilon: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + ½ lượng vôi bột và ½ lượng phân khoáng. Phân hữu cơ và vôi bột bón khi làm đất lần cuối, phân khoáng bón vào rạch, sau đó lấp một lớp đất 3 – 5 cm rồi gieo hạt. Bón thúc trước khi cây ra hoa bằng ½ vôi bột và ½ lượng phân khoáng còn lại, kết hợp làm cỏ sạch, vun cao tạo cho tia củ phát triển thuận lợi.

Đối với lạc trồng có che phủ nilon: Toàn bột lượng phân dùng bón lót trước khi làm đất lần cuối sau đó phủ linon, đục lỗ và gieo hạt. Việc che phủ nilon có tác dụng hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm đất, hạn chế cỏ dại, cây sinh trưởng khỏe ngay từ đầu, phân cành sớm, cành mập, ra hoa sớm, tập trung dinh dưỡng nuôi những quả hình thành sớm, nâng cao tỷ lệ quả chín, rút ngắn thời gian sinh trưởng…