00:00 Số lượt truy cập: 3226471
Thành tựu KH&CN

Phân bón từ đất hiếm làm tăng năng suất cây chè

Viện Công nghệ xạ hiếm (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nghiên cứu chế tạo thành công một số loại chế phẩm phân bón vi lượng từ đất hiếm làm tăng năng suất cây chè. Trong đó có loại phân bón cho lá và phân bón cho đất.


Phát hiện phương thức lúa hấp thụ arsen

Các nhà khoa học Thụy Điển và Đan Mạch vừa khám phá ra phương thức các loại cây trồng hấp thụ arsenic, qua đó có thể giúp cho con người tránh ăn phải các thực phẩm nhiễm các kim loại độc, có hại cho sức khỏe.


Công nghệ tưới tiết kiệm nước: Nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước cao trong quá trình tưới. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (TTKN) lần đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong nhà kính ở nước Anh từ cuối năm 1940. Ở Việt Nam, công nghệ TTKN đang còn ở mức thấp, đơn giản, hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã xây dựng và hoàn thiện thành công chuyển giao công nghệ kỹ thuật TTKN tại một số địa phương. Đây cũng là nội dung nghiên cứu khoa học của Đề tài cấp nhà nước KHCN.08.09 "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước" đã được đánh giá đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, chế tạo cũng như đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.


TP.HCM: Thụ tinh nhân tạo cho ...gà ác

Ngày 25/6, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã đề nghị Công ty Gia cầm TP.HCM sản xuất thử dòng gà ác mới là gà ác có lông chân và gà ác không có lông chân cho nhiều trứng trong thời gian sớm nhất.


Bảo quản rau quả bằng loại bao bì không gây độc

TS. Lê Văn Tố và các cộng sự thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã nghiên cứu thành công loại bao bì OTTC 2000 và OTR 4000 để bảo quản rau quả bằng phương pháp không gây độc, có thể thay thế việc dùng hoá chất bảo quản như hiện nay.


4 bộ kit phát hiện bệnh tôm hiệu quả

Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM vừa công bố 4 bộ kit mới có khả năng phát hiện nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh tôm bao gồm: Bệnh đốm trắng (Kit Mono PCR-WSSV), gan tụy (Kit Mono PCR-HPV), còi (Kit Mono PCR-MBV) và hoại tử (Kit Mono PCR-IHHNV), nhằm giúp cho các địa phương nuôi thủy sản sử dụng hiệu quả…


Dùng vỏ lạc cải tạo ruộng và nguồn nước nhiễm kim loại độc

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, vỏ củ lạc, một phế phẩm rẻ mạt của ngành công nghiệp thực phẩm, có thể sử dụng để cải tạo ruộng, lọc các nguồn nước bị nhiễm kim loại độc do các nhà máy thải ra, đặc biệt là ở các vùng đất, nguồn nước bị nhiễm ion đồng (Cu2+).


Phục hồi vườn cà phê bằng thuốc kích thích ra rễ R.I.C 10WP

Đó là kết quả khảo nghiệm của Chi cục BVTV Lâm Đồng và Công ty TNHH Dịch vụ và Kỹ thuật Khoa Đăng được triển khai từ niên vụ cà phê 2007 - 2008 tại một số vườn cà phê của Nông trường Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị ấu trùng ve sầu gây hại nặng.


Giúp người trồng vải thiều có thêm cách bảo quản hiệu quả

Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công thương) vừa nghiên cứu thành công phương pháp bảo quản vải sau thu hoạch bằng phương pháp lạnh, giúp cho quả vải giữ được độ tươi, cứng, mầu sắc đẹp, đảm bảo được hương vị sau 30 ngày thu hoạch, tỷ lệ vải hư hỏng chiếm dưới 10%. Với phương pháp bảo quản mới này, sẽ giúp cho người trồng vải yên tâm phát triển sản xuất.


Chuyển gen, tăng năng suất 4 loại cây trồng Việt Nam

Bốn loại cây được sử dụng cho chăn nuôi gồm: ngô, đậu nành, khoai mì, khoai tây là những cây mà Việt Nam cần áp dụng chuyển gen để tăng năng suất càng nhanh càng tốt. Và chưa nên ứng dụng đối với các cây khác như: hồ tiêu, lúa, cà phê để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà nhập khẩu trên thế giới.


<< < 11 12 13 14 15 > >>