Ngày 18-7, Tiến sĩ Ngô Anh, giảng viên Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Huế, cho biết: sau một thời gian dài nghiên cứu ông đã nuôi cấy thành công thêm 6 loài nấm dược liệu quý, gồm: nấm cổ Linh chi (có tên khoa học là: Ganoderma australe), hai loài tử chi (G. fullvellum, G. sinense), hai loài Xích chi (G. ramosissimum, G. resinaceum) và Linh chi nhiệt đới (G. tropicum).
Hoa cảnh có thể trồng và trổ bông được trong phòng là đề tài thách thức khá nhiều nhà khoa học Việt Nam. TS Bùi Văn Lệ, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, đã nhân giống thành công loài hoa Saintpaulia (Tử linh lan) có thể nở trong phòng ốc kín hay dưới ánh điện.
Chuyển đổi màu hoa - đó là ý tưởng của các nhà khoa học tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Những bông hoa Torenia nở rực rỡ ngay trong ống nghiệm, và từ màu tím, nó có thể biến sang màu trắng.
Thông qua Dự án "Xây dựng mô hình trình diễn xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng và bao bì sau sử dụng, góp phần hạn chế sự phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ra môi trường" do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Trung tâm Công nghệ hóa học và môi trường đã đưa ra giải pháp tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật không cần thiêu.
Ngày 8/8, các nhà gien học Nhật Bản công bố một nhóm nghiên cứu tại Đại học Meiji đã lần đầu tiên trên thế giới thành công trong việc nhân bản gien lợn thế hệ thứ tư.
Cây lê 2 năm tuổi, trồng trên diện tích đất đồi với điều kiện chăm sóc bình thường, sau 2 năm đã cho thu hoạch, năng suất ngay từ vụ đầu đã đạt khoảng 20kg quả/cây. Đó là công bố của Trại thực nghiệm và sản xuất giống ăn quả Sa Pa về kết quả trồng thử nghiệm và nhân thành công giống lê có nguồn gốc từ thị trường Đài Loan.
Trên cơ sở giống lúa thơm Basmati có nguồn gốc ở Pakixtan, cán bộ Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã tạo ra dòng lúa thơm có nhiều đặc tính vượt trội, có thể phát triển tốt trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng trăm "hạt" giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại "hạt" này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.
Các nhà nghiên cứu của Anh đã phát triển một công nghệ mới cho phép những người lái ô tô sử dụng lúa mỳ làm nhiên liệu sinh học có hiệu quả như sử dụng ngô.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học quốc gia Taiwan (NTU) đã phát triển những con lợn biến đổi gene chuyên ăn cỏ, sản xuất phân chuồng không mùi và không gây ô nhiễm.