Chiều nay, 27-8, ông Vi Văn Phát, Phó chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai cho biết: 13 năm qua, nay mới lại xuất hiện dịch hại sâu cuốn lá nhỏ đối với lúa mùa, trên phạm vi rộng (9/9 huyện và thành phố) ở Lào Cai.
Gần 100 ha diện tích nuôi tôm, cá, cua khu vực Thuận Hòa B, xã Hương Phong, huyện Hương Trà (vùng sau đập Thảo Long), bị chết hoặc chậm phát triển do tình trạng ngọt hóa vùng trước và sau công trình đập ngăn mặn Thảo Long.
Dịch lở mồm, long móng (LMLM) trên gia súc bùng phát ở thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) với 12 con trâu, bò và 16 con lợn nhiễm bệnh.
Mới đây, Trung tâm Dạy nghề, Hội Nông dân Hà Nam phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lớp Tập huấn về Quy trình sản xuất rau an toàn và tiêu chuẩn Nhà nước về rau an toàn.
Trước tình hình dịch bệnh thối đỏ (còn gọi là bệnh rượu) phát sinh và gây hại ngày càng lan rộng trên các vùng mía ở chân đất thấp của tỉnh Tây Ninh, theo yêu cầu của lãnh đạo Cty CP Đường Biên Hoà, vào ngày 18/08/2009, đoàn cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường - Viện KHKT NN miền Nam, Phòng Quản lí Nông nghiệp của Cty CP Đường Biên Hoà và Nhà máy Đường Biên Hoà - Tây Ninh đã tiến hành khảo sát tại nơi được xác định là vùng "trung tâm" dịch bệnh thối đỏ hại mía là Trang trại Cofaci (Ấn Độ) tại huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.
Theo Chi cục BVTV tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 6.000 ha lúa mùa bị nhiễm sâu, bệnh; trong đó, có 1.300 ha lúa bị nhiễm sâu đục thân hai chấm, 2.500 ha lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, 1.700 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ... Diện tích lúa bị nhiễm sâu, bệnh tập trung ở các huyện Ninh Giang, Chí Linh, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang. Nhiều diện tích lúa bị sâu đục thân phá hại, với tỷ lệ dảnh lúa bị héo 2-3%; diện tích lúa bị rầy lưng trắng có nơi 1.000 - 1.500 con/m2.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa có khoảng 20 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể chuyên thu mua, sấy và sơ chế nông sản như sắn, lúa, ngô. Chỉ tính riêng năng lực sơ chế ngô mỗi năm của các doanh nghiệp và tổ hợp kể trên là từ 25 nghìn đến 30 nghìn tấn, trong khi sản lượng ngô toàn huyện khoảng trên 10 nghìn tấn/năm.
Do thời tiết những ngày gần đây có nắng, mưa xen kẽ, trên đồng ruộng xuất hiện một số đối tượng sâu, bệnh hại lúa mùa. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, mật độ phổ biến 30-40 con/m2, cục bộ 50-100 con/m2 (ruộng xanh tốt bón nhiều đạm, ven làng, ven hàng cây..). Sâu đục thân lứa 4 mật độ trung bình 0,05- 0,1 con/m2, cục bộ 5 con/m2.
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi Vĩnh Phúc đã phát triển vượt bậc với đàn bò lai sind chiếm 57,7% tổng đàn, đàn lợn ngoại từ chưa có gì đến nay chiếm hơn 90% tổng đàn, các giống gia cầm mới có năng suất chất lượng cao đã được phát triển rộng rãi - đó là kết quả từ những đóng góp của kỹ sư Mai Lâm Hạc, Giám đốc Trung tâm Giống gia súc gia cầm Vĩnh Phúc. Nhiều năm qua tập thể Trung tâm giống gia súc gia cầm do anh lãnh đạo luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trung tâm nay là một điển hình trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của tỉnh.
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt kinh phí để cấp bù do miễn thu thủy lợi phí năm 2009 là 39,4 tỷ đồng, bình quân 840.000 đồng/ha.