Cây mía là một trong những cây trồng chủ lực giúp nông dân các huyện, thị xã phía Đông Gia Lai cải thiện đời sống. Do niên vụ 2008 - 2009 cây mía được mùa, được giá nên nông dân đã nhanh chóng mở rộng thêm diện tích.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã làm đổi đời hàng nghìn hộ dân ở các xã bãi ngang của huyện Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị). Tuy nhiên, về lâu dài việc phát triển mô hình này một cách ồ ạt, thiếu định hướng đang khiến những hộ dân này đối mặt với vấn đề môi trường và dịch bệnh. Đặc biệt, tuyến rừng phòng hộ ven biển nhiều nơi đang bị xâu xé hàng ngày!
Nghệ An bước vào sản xuất vụ xuân 2010 được dự báo sẽ gặp vô cùng khó khăn bởi thời tiết khô hạn thiếu nước ngay từ đầu vụ và 2 loại dịch bệnh thường trực đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất đó là dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa và dịch bệnh chồi cỏ hại mía.
Trong những ngày mới đầu năm, tại cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang đã có hàng trăm lượt tàu thuyền cập cảng bán cá. Nhiều ngư dân cho biết so với thời điểm này năm trước thì năm nay cá nhiều hơn, nhiều tàu ra khơi hai ngày đã có hơn 2 tấn cá và bán trên 60 triệu đồng.
Từ Tết Canh Dần đến nay, trên trà lúa đông xuân (ĐX) chân 3 vụ ở Bình Định, dịch rầy nâu, rầy lưng trắng đã bùng phát gây hại cho lúa. Tại một số địa phương, mật độ rầy rất cao, từ 10.000 - 20.000 con/m2, làm lúa cháy chòm cục bộ.
Dân ta có câu "Chó chết, hết chuyện", còn ở xã Hưng Trạch (Bố Trạch- Quảng Bình) chúng tôi xin đổi câu nói này thành "Trâu chết, hết chuyện". Bởi ở đây con trâu là đầu cơ nghiệp, chết trâu thì người dân chẳng còn biết bấu víu vào đâu.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân ở các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) đã ra khơi đánh bắt được hơn 400 tấn thủy hải sản các loại.
Bỏ ngô, phá lạc để trồng ớt dự án, đến khi ớt cho quả thì sản phẩm lại không tiêu thụ được, khiến người nông dân trồng ớt tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lao đao.
Phế thải trong sản xuất nông nghiệp thường được nông dân đốt gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường. Nếu bình quân 1 sào ruộng thu được 300 kg rơm thì lượng rơm của toàn thành phố trong 1 năm sẽ vào khoảng trên dưới 5.000 tấn. Ngoài một phần rất nhỏ để trồng nấm, làm thức ăn cho trâu bò; phần lớn lượng rơm còn lại người nông dân đốt tại ruộng. Việc đốt rơm không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất, từ đó làm giảm độ phì của đất. Nếu tình trạng này tiếp diễn, cùng với sự lạm dụng phân hóa học, đất sẽ ngày càng cằn cỗi và chai cứng, hậu quả lâu dài sẽ không lường trước được.