Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện An Minh cho biết: Qua khảo sát ban đầu, đến nay trên địa bàn huyện An Minh đã có trên 4.000 ha tôm bị thiệt hại, trong đó gần 3.000 ha có mức độ thiệt hại từ 30-80%. Diện tích bị thiệt hại tập trung nhiều ở các xã Đông Hoà, Đông Thạnh, Vân Khánh và Thuận Hoà.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Cường hôm nay 31-3 công bố dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn tỉnh và quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
Ðánh giá đúng thực trạng, tổ chức lại sản xuất phù hợp tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi là hướng đi bắt buộc đối với kinh tế vườn Tiền Giang trong thời kỳ hội nhập. Trên cơ sở này, tỉnh đã tập trung quy hoạch lại diện tích vườn cây theo hướng an toàn, chất lượng cao và số lượng lớn nhằm phát huy thế mạnh vốn có của cây ăn trái (CAT) một cách bền vững.
Để cứu lúa, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu không dám mở nhiều cống đưa nước mặn vào vùng nuôi tôm, điều này khiến hàng ngàn hecta tôm sú chết vì “khát” nước mặn.
Gần một tháng nay, người nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) bất lực nhìn tôm chết do dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Hiện đã có trên 90% diện tích ao đìa phơi đáy, nhiều nông dân trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Năm nay, thời tiết hạn sớm, nắng nóng gay gắt rất phù hợp cho sản xuất muối. Tuy nhiên, giá muối từ đầu vụ đến nay đã làm thất vọng diêm dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) khi chỉ quanh quẩn ở mức 500-600 đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Bình Giang đã có nhiều hoạt động giúp nông dân phát triển kinh tế.
Ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định tập trung chỉ đạo các Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm khuyến nông khuyên ngư tỉnh phối hợp với các địa phương đẩy mạnh sản xuất giống lúa lai F1; Đầu tư công nghệ sản xuất, bảo quản tiến đến chủ động sản xuất giống lúa lai, để hạ giá thành cho nông dân sản xuất đại trà, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hàng trăm hécta rừng thuộc loại rừng giàu và trung bình ở đầu nguồn sông Son, thuộc địa bàn xã Xuân Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) được người dân khoanh nuôi, bảo vệ bỗng dưng bị quy vào loại rừng nghèo kiệt, sau đó Lâm trường Bố Trạch thuê người đến phát sạch, đốt trắng mà không hề có thông báo, khiến bà con vô cùng bức xúc.
UBND tỉnh vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang.