00:00 Số lượt truy cập: 3235816
Tin địa phương

Xây dựng tới hơn 200 ngôi nhà nuôi yến ở 13 tỉnh

Cùng với việc hoàn thiện đề tài khoa học “Nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến nuôi trong nhà ở tỉnh Khánh Hòa," Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ, xây dựng thành công hơn 200 ngôi nhà nuôi yến tại 13 tỉnh.


Phú Thọ: Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản đã bị khai thác cạn kiệt của các thuỷ vực, sông hồ, đầm phá, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ triển khai chương trình tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.


Đồng Tháp: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý Gis để dự báo tình hình sâu bệnh

Đồng Tháp đang sử dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. GIS là phương pháp xử lý số liệu dưới dạng số, dùng cho việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc về địa lý được kết hợp với các phần mềm nhập liệu, lưu trữ, mô phỏng, khôi phục hay hiển thị những số liệu không gian.


Heo chết không kịp chôn ở Bình Định

Hàng loạt trang trại nuôi heo ở huyện Tây Sơn (Bình Định) đồng loạt bị dịch bệnh tấn công. Heo chết dồn dập, trang trại chỉ còn những dãy chuồng trống hoác. Nhiều “triệu phú heo” bỗng chốc trắng tay.


Đà Nẵng: Xây nhà nuôi chim yến

Trong vòng một năm nay, cứ vào sáng sớm hay chiều tối, ở khu dân cư đường Phan Tứ (Đà Nẵng), người dân thấy từng đàn chim yến kéo về bay lượn và đậu lại căn nhà xây 5 tầng. Nơi đó là ngôi nhà xây dành để nuôi chim yến. Trong đó có 3 tầng lầu với điểm khác biệt là chỉ để trống những lỗ thông hơi, không có cửa sổ, cửa ra vào ở tiền sảnh. Chúng tôi nhiều lần đến nhưng chỉ gặp vài người làm công. Họ cho biết, từ đầu năm đến nay, hằng tháng chủ nhân chỉ đến thu hoạch tổ yến.


An Giang: Khảo nghiệm thành công cà chua ghép gốc cà tím

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Khảo nghiệm cà chua ghép gốc cà tím kháng bệnh héo rũ do vi khuẩn R.S gây ra vụ hè thu năm 2010 tại huyện Châu Thành” do kỹ sư Võ Thành Mạnh, Trung tâm Khuyến nông An Giang làm chủ nhiệm.


Quảng Nam: Phục hồi giống heo bản địa

Trước tình trạng giống heo đen bản địa ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng và dịch bệnh tai xanh diễn biến phức tạp, tháng 2-2009, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã triển khai đề tài ứng dụng quy trình phục tráng giống heo này. Qua hơn 2 năm thực hiện, bước đầu mô hình này đã cho những kết quả đáng mừng.


Đồng Nai: Khuyến cáo không nuôi gà ồ ạt

Ngành nông nghiệp Đồng Nai khuyến cáo người chăn nuôi không nên ồ ạt tăng đàn gà vào thời điểm này khi không biết rõ nguồn gốc gà giống cũng như hệ luỵ khi cung vượt cầu sau này khi dịch heo tai xanh lắng xuống.


Mỹ Đức (Hà Tây): Mất mùa riêng vì rầy nâu hại lúa

Mấy ngày nay, nông dân ngoại thành Hà Nội mất ăn, mất ngủ vì nạn rầy nâu hoành hành. Tuy chính quyền và nông dân quyết liệt chống rầy, nhưng một số địa phương vẫn không tránh khỏi một mùa vụ thất bát. Từ huyện Mỹ Đức có thể rút ra kinh nghiệm, nếu không tuân thủ đúng khung thời vụ sản xuất và kiến thức phòng trừ sâu bệnh nông cạn, thì điệp khúc "mất mùa riêng" sẽ tiếp tục xảy ra.


Bình Thuận: Mừng và lo chuyện mì được giá

Nông dân trồng mì ở xã Tân Phúc nói riêng và huyện Hàm Tân (Bình Thuận) nói chung chưa bao giờ nghĩ có ngày giá mì lại ồ ạt tăng nhanh và đạt “đỉnh” như hiện nay. “Sốt” giá nông dân trồng mì vui như tết, nhưng đằng sau niềm vui ấy là nỗi lo cây mì sẽ vượt quy hoạch, lấn rừng, lấn các loại cây trồng khác trong thời gian tới.


<< < 154 155 156 157 158 > >>