Một ngày đầu tháng 5-2008, tôi đến xã GiaoThạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) ngay thời điểm nhiều hộ dân đang vụ thu hoạch sò. Phần lớn người nuôi đều tỏ vẻ phấn khởi vì sò trúng vụ và được giá.
Kể từ đầu tháng 5/2008 đến nay huyện miền núi Nghĩa Đàn, Nghệ An đã đầu tư cung cấp cho nông dân ở 19 xã trong huyện được 4.444 kg con cá giống các loại (mỗi xã được cấp 200-250 kg).
Luồng là cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng thượng du Thanh Hóa. Tuy nhiên, rừng luồng bản địa đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, sinh lợi ngày một giảm. Sớm có giải pháp đồng bộ nhằm phục tráng rừng luồng là một yêu cầu cấp thiết.
Theo nhận định và báo cáo mới nhất của các ngành chức năng, hiện nay phần lớn diện tích lúa xuân ở các huyện đều nhiễm bệnh đạo ôn và rầy nâu phá hoại.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển rừng và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong những năm qua, cây ăn quả ở Yên Bái đã góp phần nâng cao đời sống người làm vườn, với tập đoàn cây ăn quả đa dạng, phong phú đều có thể phát triển được trên các loại đất đồi gò, đất ven sông bãi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã có chỉ thị về việc không mở rộng diện tích cà phê. Thực tế, khó có thể ngăn được nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang ào ạt đi trồng cà phê mới.
UBND xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Tây) cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học vừa kết thúc Ðề tài khoa học: "Ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý a-xen mức độ cao và xây dựng mô hình cung cấp nước sạch tập trung phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn" đạt kết quả tốt đã đưa vào sử dụng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà, nhiều loài hải sản quý trên vùng biển địa phương hiện đang bị khai thác đến mức kiệt quệ; trong đó có nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: rùa biển, hải sâm, cầu gai sọ dừa, cá ngựa, sò huyết...
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2008 trên địa bàn tỉnh.
Thời buổi hội nhập, nông dân vùng biên giới huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông, nhanh chóng chuyển đổi sang trồng khoai lang xuất khẩu, nó đã trở thành loại cây ngắn ngày “siêu” lợi nhuận. Đồng bào nơi hẻo lánh xa xôi này đang làm quen phong cách làm ăn uy tín, mở rộng thị trường bán buôn theo các doanh nghiệp nước ngoài và tính đến xây dựng “thương hiệu” quốc tế cho củ khoai lang của mình.