00:00 Số lượt truy cập: 3231404
Tin địa phương

TPHCM: 13 nông dân giỏi ra nước ngoài học tập kinh nghiệm

Sáng 17-7, Hội Nông dân TPHCM đã tổ chức đưa 13 nông dân  sang Đài Loan (Trung Quốc) tham quan, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, các phương pháp bảo quản chế biến nông sản và chương trình xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.


Cúm gia cầm tái phát tại Đồng Tháp

Thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) chiều qua 20.7 chính thức xác nhận dịch cúm gia cầm đã tái phát tại tỉnh Đồng Tháp. 350 con gà trong tổng đàn 500 con của một hộ chăn nuôi ở ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông (H.Châu Thành) bị bệnh và chết, kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm dương tính với vi-rút H5N1.


Nuôi heo rừng ở Phú Quốc

Một ngày nọ, người dân thị trấn An Thới (huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang) ngỡ ngàng khi thấy anh Tạ Văn Tài lùa về một bầy... heo rừng. Tuyên bố gây dựng trang trại heo rừng của anh khiến nhiều người lắc đầu: "Lại chơi ngông!".


Quảng Trị : Đắng nghét... mía đường!

Cũng giống như “người bạn láng giềng Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế”, dự án mía đường của Quảng Trị  bể nhưng “cục nợ” ngân hàng thì đeo đẳng người dân mỗi ngày càng nặng thêm...


Phát triển và xây dựng thương hiệu trái bơ Đắc Lắc

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắc Lắc và Ban quản lý dự án "Phát triển chuỗi giá trị bơ trái Đắc Lắc" đã tổ chức báo cáo những kết quả bước đầu về hiện trạng cây bơ trên địa bàn và định hướng phát triển, tạo thương hiệu cho trái bơ Đắc Lắc.


Việt Yên: Nhân rộng những cánh đồng ''vàng''

Xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao là mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của huyện Việt Yên (Bắc Giang) khi một phần không nhỏ diện tích đất canh tác dành để xây dựng khu, cụm công nghiệp. Những năm gần đây, huyện đã chú trọng vận động nông dân "dồn điền, đổi thửa", chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập.


Hà Tây tạo nguồn thực phẩm tươi sống, sạch bệnh

Thực hiện chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đến trên 500 HTX nông nghiệp, toàn tỉnh Hà Tây đã có hơn 86.000 hộ nông dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến về chọn lọc, lai tạo con giống tốt, phòng trừ dịch bệnh và sử dụng thức ăn công nghiệp vào phát triển chăn nuôi. Nhờ đó, Hà Tây đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, tươi sống đáp ứng nhu cầu tại chỗ, đồng thời cung ứng cho thị trường Hà Nội và có hàng xuất khẩu.


Lào Cai: Người Dao Dần Thàng thoát nghèo nhờ trồng lạc gối vụ

Vụ xuân năm nay, gia đình chị Triệu Thị Phin ở thôn Nậm Tăm, xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn, (Lào Cai) sử dụng toàn bộ diện tích ruộng bậc thang cấy 1 vụ sang trồng lạc giống mới do Trạm khuyến nông huyện cấp. Gần 1 ha ruộng bậc thang mọi năm bỏ hoang cho gia súc ăn cỏ, đợi đến tháng 5 mới có nước cày cấy, năm nay chị Phin sử dụng trồng lạc thu gần 40 triệu đồng. Cả thôn trên 30 hộ bảo nhau nuôi nhốt gia súc để sử dụng đất trồng lạc.


Đắc Lắc: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò, hiệu quả tăng cao

Đắc Lắc áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo đàn gia súc bằng cách đưa bò đực giống ngoại lai giống với bò địa phương, nhằm tạo ra giống bò lai đáp ứng yêu cầu sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung ứng thực phẩm.


Bến Tre: Cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn dừa

Bến Tre hiện có khoảng 44.300 ha dừa, trong đó phần lớn dừa được trồng bằng các giống cũ, năng suất thấp, giá trị thấp, diện tích vuờn dừa đã giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đang phối hợp với Viện nghiên cứu dầu thực vật khuyến khích nông dân giữ lại diện tích dừa hiện có và hỗ trợ cho bà con nông dân các giống dừa mới có nguồn gốc sạch bệnh, năng suất cao để thay thế cho những giống dừa già cỗi.


<< < 255 256 257 258 259 > >>