00:00 Số lượt truy cập: 2662237

Yên Bái: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Triển khai từ năm 2011-2013 thực hiện nhiệm vụ khoa học, dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Yên Bái có 04 mô hình là điểm để người dân tham quan học tập, trao đổi kinh nghiện và làm theo.


Thực hiện mô hình trồng mía 05 ha cho 05 hộ hội viên nông dân, kinh phí nhiệm vụ khoa học cấp 30.000.000 đ, tổ chức tập huấn cho 40 hộ; Hội thảo đầu bờ tại xã Phúc Lộc - Thành phố Yên Bái.

Mô hình Nuôi lợn đen giống địa phương tại hai huyện vùng cao; huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải: tại huyện Trạm Tấu xây dựng 05 mô hìnhtại 05 hộnhà nước hỗ trợ 60.000.000đ; huyện Mù Cang Chải 24 hội tham gia xây dựng mô hình. đây là hai huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh có trên 90% là đồng bào Mông sinh sống. Dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 100 hội viên nông dân xây dựng mô hình cho 29 hộ với qui mô 58 lợn giống bố mẹ, qua thời gian thực hiện đến nay hầu hết các hộ gia đình đã nắm được những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và cách phòng bệnh trong chăn nuôi lợn. Dự án đã được nghiệm thu và được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương.

Triển khai thực hiện dự án xây dựng Mô hình nuôi nhím sinh sản tại huyện Yên Bình cho 20 hộ với tổng kinh phí 240.000.000 đ. Dự án nhà nước hỗ trợ 50.000.000đ còn lại các hộ được vay vốn từ chương trình 120 của tỉnh, mô hình được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi nhím từ chọn giống đến chăm sóc, thú y, chuồng trại do đó mô hình phát triển nhanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Triển khai dự án chăn nuôi Dê sinh sản tại huyện trấn Yên có 5 hộ tham gia, kinh phí 160.000.000đ nhà nước hỗ trợ 60.000.000đ còn lại người dân tự bỏ ra. Dự án tổ chức tập huấn cho 50 hội viên nông dân, xây dựng 5 mô hình nuôi Dê sinh sản. Đến nay đàn dê phát triển tốt, cung cấp giống cho người dân địa phương và là địa điểm để hội viên mông dân đến thăm quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Có được kết quả trên là do lãnh đạo hai ngành đã quan tâm chỉ đạo triển khai chương trình phối hợp theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, giao cho các phòng, ban chuyên môn của hai đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp thường trực hướng dẫn, triển khai thực hiện hoạt động phối hợp tại các địa phương. Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học đã được tỉnh ưu tiên cho việc xây dựng triển khai các đề tài, mô hình về nông nghiệp, nông thôn. Các đề xuất của các cấp Hội Nông dân đã được Sở KH & CN tỉnh quan tâm, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện tại cơ sở. Việc xây dựng các mô hình thực hiện nhiệm vụ khoa học tại các địa phương đem lai hiệu quả kinh tế, từng bước làm thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân trong việc ứng dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất,đời sống, tăng thu nhập cho nông dân./.