00:00 Số lượt truy cập: 2668671

Bà Thiềng ở Điện Biên hỏi: Nhà tôi trồng lúa năm nào lúa cũng bị bệnh đạo ôn, nhiều năm năng suất lúa giảm đến 50%; xin hỏi cách phòng và điều trị bệnh đạo ôn hại lúa ? 

Được đăng : 20/07/2021

tai-xuong-112

Trả lời:

Nguyên nhân:

Lúa bị bệnh đạo ôn phá hoại có nhiều nguyên nhân:

Do hạt giống có mầm bệnh.

Còn tàn dư mầm bệnh trên đồng ruộng của vụ trước để lại.

Do gieo cấy quá dầy.

Do bón phân mất cân đối.

Cách phòng và điều trị bệnh đạo ôn hại lúa:

Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Chọn các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn. Xử lý hạt giống trước khi gieo.

Chủ động  gieo, cấy vừa phải theo từng giống lúa, không cấy dầy quá, cây thiếu ánh sáng, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển.

 Bón phân ưu tiên bón lót phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng từ 400 đến 500 kg/sào bắc bộ và N:P:K vừa đủ.  Tập trung bón nặng đầu, nhẹ cuối khi lúa trỗ bông có bộ lá đòng màu xanh đậm, cứng.  Khi lúa bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn, dừng bón phân đạm và các chế phẩm khác, tiến hành phun thuốc đặc trị. Sau khi phun từ 5 - 7 ngày phun thuốc lại lần 2.

Giữ mực nước đầy đủ, thường xuyên trên mặt ruộng, theo yêu cầu kỹ thuật trồng lúa. - Cần thăm ruộng thường xuyên, nhất là giai đoạn lúa sắp trỗ đều phải phun thuốc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông cần phun phòng ngay.

Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Beam 75WP, Filia 525SC, kết hợp phun thuốc phòng khô vằn, thối bẹ … Những ruộng bị đạo ôn lá nặng nên ngắt bỏ lá bệnh đem tiêu hủy trước khi phun. Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng. Nếu phun xong gặp mưa phải phun lại.

Lê Văn Khôi