00:00 Số lượt truy cập: 2671109

BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON 

Được đăng : 04/01/2019
HỎI: Bệnh phân trắng lợn con biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh? Tác hại của bệnh có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cả đàn lợn. Biện pháp điều trị? Trần Thiên Thanh, Hoàng Dương, Phan Văn Giàu (ở huyện Trần Văn Thời – Cà Mau); Nguyễn Bá, Lê Kim Ngân (huyện Hưng Nguyên – Nghệ An); Vũ Tiến, Trần Như Lụa, Nguyễn Bản (Kiến Xương – Thái Bình)...

ĐÁP:

Biểu hiện lợn bị bệnh phân trắng

+ Gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.

+ Lợn  kém bú, rồi bỏ bú, ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo

+ Lợn đi ỉa, phân lúc đầu màu xanh đen sau đó chuyển sang xám (màu tro bếp, màu xi măng) rồi chuyển thành màu trắng như cứt cò có mùi tanh, khắm đặc trưng.

+ Lợn nôn ra sữa chưa tiêu hóa nên có mùi chua

+ Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh, lợn rặn rất nhiều khi ỉa.

+ Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hóa nên có mùi chua.

+ Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống làm bệnh nặng thêm

+ Bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, rum rẩy và chết. Tỷ lệ chết 50 - 80%.


a1 a2

a3a4


Nguyên nhân

+ Do thời tiết thay đổi: nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao,...chuồng trại bẩn thỉu. ẩm ướt, mất vệ sinh,…

+ Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chửa, lợn mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, khoáng, thiêú Fe ... làm bào thai phát triển kém do đó lợn con đẻ ra yếu ớt dễ bị nhiễm bệnh

+ Do lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất

+ Do thiếu sữa làm lợn con khát nước, thiếu nước chúng sẽ uống nước bẩn gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến ỉa chảy

+Do vi khuẩn đường ruột:Thường là kế phát khi sức đề kháng của lợn con giảm, E.coli, Salmonella có trong sẵn trong môi trường phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng độc lực gây bệnh.

 

Tác hại

+ Do độc tố vi khuẩn phá vỡ cân bằng nước và điện giải gây ỉa chảy, mất nước, giảm tăng trọng, lợn con suy kiệt dẫn đến chết, tỷ lệ chết cao ở tuần đầu sau sinh, nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết tới 80%

+ Lợn bị bệnh sau điều trị bằng kháng sinh cũng sẽ chậm lớn, còi, tiêu tốn thức ăn cao,… giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

+ Do vậy trong chăn nuôi chúng ta phòng bệnh là chính.

 

Phòng bệnh

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con chu đáo bằng: Khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng; Thực hiện tốt 3 sạch bao gồm ăn sạch, ở sạch, uống sạch; 4 chống: chống lạnh, chống nóng, chống ẩm và chống bẩn.

+ Để gây miễn dịch cho đàn lợn sơ sinh cần tiêm vacxin Neocolipor cho nái chửa tiêm 2 lần cách nhau 14 ngày, lần 2 cách trước đẻ 15 ngày, mỗi lần 2ml;

Hoặc Vacoli do CuBa sản xuất tiêm 1ml/lần, lần 1 lúc 7 ngày, lần 2 lúc 14 ngày tuổi cho lợn con và 2ml trước khi đẻ 14 ngày cho nái chửa.

+ Tập cho lợn con ăn sớm vào tuần thứ 2, tiêm sắt cho lợn con vào lúc 3 ngày và 7 ngày tuổi.

 

Điều trị

+ Dùng các thuốc kháng sinh như Neomycin; Antidia; T. Colivit;Ampicoli D;….  đặc trị tiêu chảy, hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc thảo dược: viên tô mộc, becberin, ngũ bội tử, các nước sắc của các lá, quả chát chứa nhiều tanin như hồng xiêm, nước sắc lá sim, lá ổi...cho lợn con uống.

+ Trong quá trình điều trị cần chú ý phải cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho lợn không để lợn con uống phải nước bẩn

+ Cần tiêm cho lợn mẹ 4-6ml ADEB coplex, 10ml Cacium fort, 2-3 mũi mỗi toa.

+ Đơn thuốc 1:

- Nircoli, 1ml/ 10kg thể trọng, tiêm bắp 2lần/ngày

- Calciumfot, tiêm bắp 2-3ml/con, ngày 1 lần.

- Điện giải Bcomplex, 3gr/ 10kg thể trọng, cho uống 2-3 lần/ ngày, liên tục trong 3 ngày.

Hoặc dùng đơn thuốc 2

- Pha cho 100kh lợn: Antidirhoea 1 gói 10gr + coli Vinavet 1 gói 10gr + Bcomplex 10gr + 100ml nước, lắc đều bơm trực tiếp vào miệng cho mỗi kg thể trong 1ml.

- Ngày đầu bơm 2 lần sáng và chiều, những ngày sau 1 lần, bơm liên tục trong 3 ngày.

BBT