00:00 Số lượt truy cập: 2661555

Biện pháp phòng trị sâu phá bánh tổ ong mật 

Được đăng : 12/10/2019

 

Hỏi: Ông Tân ở Sơn La hỏi, gia đình tôi nuôi ong mật? Bánh tổ ong thường bị sâu hại, nặng nhất là các loại bánh tổ đã cũ, đề nghị Ban biên tập cho biết biện pháp phòng trừ hiệu quả?

Đáp:

Nguyên nhân:

Bánh tổ ong thường bị sâu hại, nặng nhất là các loại bánh tổ đã cũ. Sâu hại này do những loài bướm chui vào tổ ong, đẻ trứng vào các kẽ tổ hoặc ở các cầu khe ở cầu ong, đẻ trứng vào các kẽ tổ hoặc ở các cầu khe ở cầu ong. Trứng bướm nở thành sâu đục vào các bánh tổ ong. Các con sâu này cũng ăn mật ong, phấn hoa và cả sáp ong, đục rỗng các tầng ong. Nếu không kịp thời tiêu diệt thì sâu này sẽ sống hết vòng đời trong bánh tổ rồi vũ hoá thành bướm tiếp tục đẻ trứng và phá hoại bánh tổ của ong.

Sâu ăn sáp có hai loại.

- Loại lớn Galleria mellonenlla.

- Loại nhỏ Achroia griselle.

sau-an-sap

Sâu ăn sáp ong giây hại lơn cho người nuôi ong

Vòng đời sâu ăn sáp trải qua 4 pha: Trứng => sâu non => nhộng => trưởng thành. Con trưởng thành của sâu ăn sáp là một loài ngài thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) có màu xám tro. Ở loài lớn con cái dài 20mm, con đực dài 15mm. Sải cánh dài 30 - 35mm, tương tự như vậy ở loài nhỏ là: 10mm, 13mm và 23mm.

Sau khi nở vài ngày chúng giao phối vào ban đêm rồi chui vào thùng ong qua cửa tổ hoặc các khe hở để đẻ trứng. Nó đẻ trứng vào các khe hở hẹp trong thùng hoặc vào các bánh tổ. Mỗi lần đẻ 50 - 100 trứng. Trứng được dính chặt với nhau và dính vào khe hoặc bánh tổ nhờ lớp keo dính để ong thợ không dọn đi được. Một con cái đẻ được 500 trứng. ấu trùng mới nở đã có thể chạy rất nhanh, phân tán đi khắp cả tổ. Sâu non ăn các mẩu sáp tạo thành các đường hầm bằng tơ ở vách giữa các bánh tổ. Có đường hầm dài tới 15cm. Khi đẫy sức sâu non thường tìm khe hở hoặc chỗ hõm của thùng để kéo kén, rồi hoá nhộng. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên vòng đời của sâu là 4 - 5 tuần. Sâu non thường thích các bánh tổ già vì có màu tối nên vào mùa thiếu thức ăn bánh tổ không nuôi ấu trùng sẽ cũ nhanh và sâu hay xâm nhập.

 Giây tác hại đối với người nuôi ong mật là khi đào các đường hầm sâu ăn sáp phá hỏng các lỗ tổ đựng phấn, mật và cả các lỗ có ấu trùng và nhộng làm cho ấu trùng và nhộng bị chết. Ở một số đàn thấy có hiện tượng nhộng đã đen mắt bị ong thợ mở lớp vít nắp ra gọi là bệnh nhộng trần là do bị sâu ăn sáp đục lỗ tổ nhộng làm nhộng chết. Dùng panh gắp các con nhộng lên thấy có một số hạt nhỏ màu đen dính vào phần bụng của nhộng, đây là phân của sâu ăn sáp. Do đào các đường hầm, làm chết ấu trùng, nhộng, đàn ong mất ổn định nên dễ dàng bỏ tổ bốc bay. Ở miền Bắc Việt Nam là vào vụ hè tháng 7 - 8 và vụ đông xuân tháng 1 - 2.

Những cầu bị sâu sáp phá hoại chỉ thu được rất ít sáp.

Biện pháp phòng trừ:

-   Giữ cho đàn ong luôn mạnh, quân phủ kín các cầu, đủ thức ăn để chúa đẻ thường xuyên. Vào vụ thiếu thức ăn cần mạnh dạn loại bớt cầu, nhất là các cầu cũ.

- Thường xuyên vệ sinh đáy thùng sạch sẽ quét sạch sáp vụn, lưỡi mèo, nắp vít và cạo kỹ các khe thùng để diệt trứng sâu.

Thu hẹp cửa tổ, bít kín các khe hở của thùng bằng phân trâu, bò hoặc mẩu gỗ nhỏ.

-   Các cầu bánh tổ, sáp vụn loại ra cần nấu sáp ngay không để lưu trong trại. Tầng chân chưa dùng, sáp mới nấu phải gói kín bằng nilôn hoặc polyetylen.

-   Trường hợp muốn dự trữ bánh tổ để dùng cho vụ sau có thể bảo quản bằng cách xông bột lưu huỳnh, ethylen ôxit, paradi clobenzen... 50g/1m3 không gian chứa cầu. Thùng đựng phải kín. Sau 15 - 30 ngày xông lại các cầu một lần cho đến khi đưa cầu ra sử dụng.

Văn Chí