03/11/2016
Sốt thương hàn

Bệnh khởi phát từ từ gây sốt, đau đầu, khó chịu, chan ăn, đau đầu xuất hiện sớm, dữ dội và lan tỏa, gai rét hay rét run. Sốt thương hàn có đặc điểm là mỗi ngày một cao dần theo bậc thang, sau 5-7 ngày thì sốt ở mức cao 39-40oC duy trì trong 2-3 tuần, 30-40% bệnh nhân có mạch chậm không tương ứng với sốt cao. Người bệnh giảm sút nhanh, suy sụp toàn thân, hay có lú lẫn tâm thần, mê sảng, từ táo bón chuyển sang tiêu chảy phân vàng. Sang tuần lễ thứ hai, trên da ngực – bụng nổi nhiều ban đỏ nhỏ cỡ 2-4mm, đè vào thì tan mất, gan lách sưng, một số bệnh nhân có đông máu rải rác trên thành mạch. Sang tuần thứ ba, nhiệt độ hạ dần, các triệu chứng giảm bớt, 5-10% bệnh nhân có tái phát sốt nhẹ hơn, 3% bệnhnhân có tiếp tục mang khuẩn và lây bệnh cho người khác.

Sốt thương hàn không được chữa trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng thủng ruột, chảy máu ruột, trụy tim mạch, viêm màng não, viêm não, viêm phế quản, xung huyết phổi, tràn dịch màng phổi… tiên lượng thường rất xấu, dễ tử vong.

Cõ những trường hợp đặc biệt STH kết hợp với sốt rét, viêm phổi giả, viêm thận giả… khó chẩn đoán, cần căn cứ vào đặc điểm của STH và xét nghiệm mà phát hiện và điều trị kịp thời. STH ở trẻ em thường có triệu chứng không rõ ràng, trong khi ở người già thì bệnh thường diễn biến nặng, hay có biến chứng vào phổi, tim, lại sức rất chậm.

Có tác giả phát hiện thấy trực trùng Ebert không hay ít chịu tác động của Chloramphenicol, nên bệnh thường diễn biến nặng, còn các chủng Salmonella typhi lại bị Chloramphenicol ức chế mạnh nên bệnh thường mau khỏi. Điều trị phối hợp Đông – Tây y, hiệu quả chắc chắn hơn.

* Phòng, chữa bệnh: Tích cực phòng các bệnh nhiễm khuẩn qua đường ăn uống như: Thương hàn, tiêu chảy, lỵ amíp, lỵ trực trùng, giun sán… Định kỳ tiêm phòng vaccin TAB ngừa thương hàn – phó thương hàn. (Chú ý: Không dùng cho bệnh nhân lao, viêm thận, tim mạch, đái tháo đường, dị ứng hen suyễn, phụ nữ có thai, trong vùng đang có dịch sốt bại liệt…).

Cách ly bệnh nhân tiêu chảy, STH: ăn ở riêng, sát trùng đồ dùng, bệnh phẩm,…

* Các loại rau quả và thảo dược sau có tác dụng ức chế và tiêu diệt khuẩn Salmonella:

- Đối với chủng S.typhi: tỏi, sả, quế, nghệ, vối, lá xoài, lá tràm, chó đẻ răng cưa, lá thông, hoàng liên, kim ngân, ngải cứu, thạch xương bồ, tô mộc, xuyên tâm liên, liên kiều, hậu phác, bạch chỉ, nhân trần.

- Đối với chủng S.paratyphi: sả, lá lốt, vối, lá trầu, lá tràm, hoàng liên, kim ngân, kiều liên, hoàng cầm, bạch chỉ, thược dược, hẹ, hoàng bá, hương nhu, hạt cải xoong, hạ khô thảo, mẫu đơn bì, mộc thông, tía uyển, mộc hương, sài đất, sâm đại hành, sen cạn.

* Để phòng bệnh:

- Thường ăn các loại rau quả: Rau sam, lá lốt, lá dâu non – xào, luộc, nấu canh; tỏi, hẹ, kiệu – làm dưa ăn.

- Uống trà lá vối, lá sả, lá kim ngân.

* Để chữa bệnh:

- Lá xoài 20g, ngải cứu g, lá tràm g. lá thông 20g, hương nhu 10g, sài đất 30g, sen cạn 20g – rửa sạch, sao vàng, sắc, chia 2 lần uống/ngày.

- Lá cây chó đẻ răng cưa 50g, kim ngân 29g, thạch xương bồ 20g, quế 6g, mộc hương 12g, sâm đại hành 12g, cam thảo đất 12g – sắc, chia 2 lần uống/ngày.

- Bạch chỉ 15g, bạch thược 15g, hậu phác 15g, hoàng liên 15g, liên kiều 12g, sài hổ 15g, hà thủ ô 12g, kim ngân 20g, đảng sâm 12g – sắc, chia 2 lần uống/ngày.

- Mộc thông 12g, mộc hương 12g, tô mộc 12g, hạ khô thảo 12g, mẫu đơn bfi 12g, tế tân 12g, hoàng bá 12g, hương nhu 12g, thạch xươngbồ 20g, cam thảo 5g – sắc uống 1-2 thang/ngày.

- Hoàng đằng 12g, câu đằng 12g, thạch cao 12g, sinh địa 16g, mạch môn 16g, tô mộc 12g, kim ngân 16g, cam thảo 10g – sắc uống 1 thang/ngày./.

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 672