00:00 Số lượt truy cập: 2661733
Gương nông dân sáng tạo

“Bánh đa nem làng Chều” – Một thương hiệu của nông dân

Nhắc đến đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, ngoài bánh chưng, bánh giày, …không thể không nhắc đến món nem trong bữa ăn truyền thống gia đình vào ngày lễ tết, hay dịp đoàn tụ gia đình, thậm chí là những bữa ăn hàng ngày của người Việt. Món nem không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được bạn bè quốc tế hết lời khen ngợi.


Sáng tạo cải tạo đất nhiễm phèn mặn

Giải pháp sáng tạo: “Ứng dụng khoa học - kỹ thuật cải tạo đất nhiễm phèn mặn nhằm tăng năng suất lúa 2 vụ tại cánh đồng xóm Mới và xóm Suối Hai, thôn Giải Phóng xã Cam Phước Đông” của ông Cao Hữu Lý, Hội Nông dân xã Cam Phước Đông (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) giúp tăng năng suất lúa và giảm chi phí đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn. Xin giới thiệu chi tiết giải pháp để bà con tham khảo.


Dùng ớt xiêm ngâm nước diệt sâu đục thân trên cây bưởi da xanh

Ông Ngô Trạm ở thôn Nam, xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa không chỉ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền mà còn là một nông dân có nhiều sáng tạo hiệu quả phục vụ quá trình sản xuất. Giải pháp sáng tạo: "Dùng ớt xiêm ngâm nước diệt sâu đục thân trên cây bưởi da xanh" được giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ 5 là một trong số những sáng tạo hữu ích của ông.


Tây Sơn (Bình Định): Một nông dân cải tiến máy đa chức năng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nông dân Lê Văn Thành (36 tuổi, ở xóm Hòa Thuận, thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, Tây Sơn, Bình Định) đã cải tiến thành công chiếc máy có nhiều tính năng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chiếc máy này chạy bằng xăng, trọng lượng 65 kg, được lắp ráp từ động cơ xe máy có cải tiến hộp số, nhông, cam và các vật liệu cơ khí, sắt thép. Công suất máy cải tiến tương đương động cơ Đông Phong 6 CV (Trung Quốc). Ngoài cày đất khô, đất lún, chiếc máy còn có chức năng bừa ruộng và bơm nước tưới cây trồng, rất thích hợp với những vùng chưa có điện lưới quốc gia.


Khánh Hòa: Trồng măng cụt trái vụ cho thu nhập cao

Tại huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã có nhiều hộ đầu tư trồng cây măng cụt, số hộ trồng loại cây này không ngừng tăng lên theo từng năm. Việc trồng ồ ạt làm cho giá thành giảm, các thương lái ép giá dẫn tới người trồng ít có lãi hoặc bị lỗ. Chính vì vậy cần có những cách làm hay, hiệu quả để đem lại kinh tế ổn định lâu dài cho nông dân.


Nông dân sáng tạo “máy bào xảm tre”

Là một người gắn bó với nghề bào xảm tre để tạo sản phẩm sợi tre, phục vụ cho việc trám kẽ hở trong đóng tàu thuyền. Tuy nhiên, việc làm nghề này chủ yếu là thủ công, năng suất và chất lượng sản phẩm đạt thấp, khó tiêu thụ, nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Ông Nguyễn Văn Nhanh ở thôn Mỹ Trung, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn trăn trở làm thế nào để có thể sáng tạo ra một loại máy thay thế cho lao động thủ công. Từ thực tế đó, trong quá trình lao động sản xuất, ông Nhanh đã có ý tưởng và nghiên cứu sáng tạo thành công chiếc “máy bào xảm tre”.


Thu tiền tỷ từ máy ấp trứng

Không qua một trường lớp đào tạo nào, nhưng bằng nỗ lực và niềm đam mê của mình, anh Nguyễn Văn Nhân 34 tuổi, ở thôn Đông An, xã Lộc Điền (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) tự sáng chế những chiếc máy ấp trứng gia cầm mang lại hiệu quả cao.


Sức sáng tạo của một nông dân

Được Chủ tịch nước viết thư khen, rồi nhận giải nhất cuộc thi Nhà sáng chế năm 2014, thành công của nông dân Dương Xuân Quả (thường gọi năm Nhã, quê ở xã Phú Hưng, Phú Tân, An Giang) khiến nhiều người khâm phục. Để có thành tựu này, người nông dân xứ nếp đã trải qua không ít khó khăn với tinh thần phấn đấu, sáng tạo liên tục.


Cải tiến bình phun thuốc trừ sâu bằng tay

"Chiếc máy này nhỏ nhẹ, chạy bằng điện tích trong ắc quy không phải dùng tay bơm, năng suất lại cao và giá thành chế tạo rẻ gấp 3 đến 5 lần so với các máy phun bán trên thị trường". Đây là lời nhận định của ông Nguyễn Văn Hưởng tại thôn Yên Sơn, xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Người đã sáng chế ra "Máy phun thuốc trừ sâu chạy bằng ắc quy".


Tiền Giang: Anh Nguyễn Ngọc Thuận: Sáng chế thành công máy cuốn rơm tự hành

Sau 1 năm mày mò nghiên cứu, anh Nguyễn Ngọc Thuận, chủ Cơ sở cơ khí Mười Thuận (ấp Đăng Phong, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã sáng chế thành công và đưa vào vận hành “máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” với tính năng vượt trội hơn so với một số máy cuốn rơm hiện có trên thị trường.


<< < 20 21 22 23 >