Không chỉ xây dựng thành công thương hiệu “Cam sành Hà Giang”, Hội Làm vườn (HLV) Hà Giang còn làm tốt vai trò chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân và hội viên để nâng cao chất lượng vùng chuyên canh cam sành. Mới đây, Hội đã tạo được uy tín rất lớn khi ứng dụng thành công màng bán thấm BQE 15 vào bảo quản cam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Vụ chiêm xuân 2006-2007, Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên (Yên Bái) phối hợp với Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển triển khai thí điểm mô hình sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng đối với cây lúa do Công ty sản xuất.
Thực hiện chủ trương “4 nhà” liên kết giúp nhà nông sản xuất hiệu quả, ngày 11-6-2007, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ chức hội nghị thăm quan đầu bờ mô hình sử dụng phân đa yếu tố chuyên dùng cho cây lạc trên đất bạc màu tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo.
Trong những năm gần đây, xã Đồng Tiến (Phổ Yên-Thái Nguyên) luôn là một trong những địa phương mạnh dạn đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa những loại giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, ổn định và nâng cao dần mức sống của nhân dân.
Trước tình trạng sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không đúng kỹ thuật, nông dân huyện vùng cao Văn Quan đã tính đến xây dựng mô hình trồng các loại rau, củ, quả giống địa phương nhưng đảm bảo yêu cầu sạch và an toàn.
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Huy Hùng ở thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sạch vào chăn nuôi lợn với mục đích cung cấp thịt sạch cho người tiêu dùng.
Từ năm 2005, giống măng tây xanh đã được nông dân tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh triển khai mô hình trồng thử nghiệm trên diện tích khoảng 1,3 ha đến nay đã cho thu hoạch.
Với người dân Khả Lễ (xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh) nghề trồng hoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống và thay đổi bộ mặt nông thôn. Song, vấn nạn ô nhiễm môi trường do phân bón, thuốc trừ sâu và các nguồn chất thải khác từ trồng trọt và chăn nuôi cũng là mặt trái của sự phát triển này. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp vẫn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong 118 nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tiêu biểu về dự hội nghị cấp tỉnh năm nay, thì Nguyễn Hữu Long ở ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) là người trẻ nhất. Tuy mới 24 tuổi nhưng anh Long đã khá thành công với mô hình trồng và kinh doanh các loại hoa lan.