Anh Nguyễn Trí Công ở phường Hố Nai 1, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai được cả nước biết đến khi anh được tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ III tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 5 vừa qua và là người đầu tiên trong nước mở ra phương thức chăn nuôi mới, hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp vào chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Châu Thành cho biết, vụ đông xuân 2006-2007 sẽ khuyến cáo nông dân ứng dụng biện pháp "tưới nước tiết kiệm" kết hợp kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng" nhằm giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng cao hiệu quả trồng lúa, giảm thiểu số lần bơm tưới nước cho một vụ lúa, từ đó tiết giảm chi phí đầu tư, thu được lợi nhuận cao hơn trong sản xuất. Đặc biệt, giúp nông dân hạn chế những bất lợi do thiếu nước tưới, nhất là trong điều kiện nước sông Mê Kông ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, còn giúp cây lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã, tăng năng suất, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, hạn chế thất thoát.
Vụ cam năm nay, 15 xã trồng cam của huyện miền núi Bắc Quang (Hà Giang) đã ứng dụng rộng rãi chế phẩm BOQ-15 để bảo quản cam. Việc ứng dụng công nghệ này đã giúp cho người trồng cam bảo quản được cam dài ngày, thuận lợi trong tiêu thụ, giữ được giá.
Từ lâu, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã là địa phương sở hữu một trong ba giống lợn quý ở phía Bắc. Nhưng, do một thời gian dài chịu ảnh hưởng tác động "hướng ngoại", một số hộ chăn nuôi đã nhập lợn lai màu trắng có nguồn gốc từ nơi khác về nuôi.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Bình Định đang tiến hành nghiên cứu xử lý bùn thải ao tôm làm phân bón. Giải pháp này không chỉ tạo được một loại phân hữu cơ giá rẻ, tốt cho cây trồng, mà còn góp phần giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm môi trường từ nuôi tôm.
Sau 2 năm triển khai đề tài khoa học "Nuôi chim yến trong nhà" và nghiên cứu thực nghiệm tại 9 tỉnh ở miền Nam, đầu năm 2007, Công ty Yến sào Khánh Hoà chính thức chuyển giao công nghệ cho người dân Khánh Hoà (KH) và từng bước nhân rộng mô hình này ở những địa phương có điều kiện thích hợp.
Theo chương trình Khuyến nông năm 2006 Trung tâm khuyến nông Tp. Hồ Chí Minh được giao triển khai thực hiện mô hình "Chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường" và mô hình "Trồng và thâm canh cỏ voi phục vụ chăn nuôi bò sữa". Mô hình "Chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường" được thực hiện trọn vẹn trên địa bàn quận 9, đây là một quận mà tỷ trọng sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, trong chăn nuôi bà con đang chăn nuôi gia cầm bị dịch cúm gia cầm gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Thành phố đang vận động bà con nông dân ngừng chăn nuôi ấp nở gia cầm đến tháng 12 năm 2007. Những hộ chăn nuôi gà muốn chuyển đổi sang chăn nuôi heo thì gặp phải đợt dịch lở mồm long móng gây hại nên giá heo luôn sụt giảm ảnh hưởng đến thu nhập.
Sinh năm 1962 ở thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức), anh Nguyễn Thế Thục là một người trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình. Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại lúa-cá-vịt dưới trời mưa xuân lất phất, anh Thục hào hứng kể lại quãng thời gian hơn 20 năm gian nan, vất vả xây dựng kinh tế gia đình.
Tại xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) đang ứng dụng mô hình nuôi tôm thâm canh bằng chế phẩm sinh học EM.ZEO do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau, Phòng Kinh tế huyện Cái Nước phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cà Mau thực hiện.
Kể từ khi Câu lạc bộ phụ nữ yêu khoa học ra đời, chị em xã La Hiên (Thái Nguyên) đã biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế gia đình.