Sau 3 năm thực hiện dự án “Phát triển khuyến viên trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững” (dự án VAC), Hội Làm vườn Việt Nam đã giúp hội viên và nông dân cả nước xây dựng những vườn cây ăn quả, trang trại chăn nuôi theo hướng hàng hoá cho năng suất, chất lượng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nhưng cái được lớn nhất của dự án là giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, chuyên canh - yếu tố sống còn của nền nông nghiệp thời hội nhập.
Mô hình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trồng hoa cao cấp) được Sở NN&PTNT triển khai tại Phúc Sơn và giao cho Công ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh tổ chức thực hiện đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy mới đi vào sản xuất từ đầu năm 2006.
Trong khi nhiều hộ trồng điều ở xã Cát Lâm (Phù Cát - Bình Định) điêu đứng vì điều bị bệnh, chết hàng loạt thì vườn điều của anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong vẫn xanh mướt và sai trái. Bí quyết của anh thật đơn giản: “Tôi luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi chăm sóc, đặc biệt dành thời gian theo dõi cây để phát hiện bệnh kịp thời”.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt, Trung tâm đã có mô hình trình diễn 159ha giống lúa chất lượng cao N46 ở cả 14 huyện, thị xã.
Thuyết phục nông dân phá bỏ giống dâu cũ, thay bằng giống dâu mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng nghề trồng dâu nuôi tằm… được xem như một cuộc “cách mạng” đối với người dân vùng bãi Hưng Yên.
Từ năm 2003, các chủ vựa thanh long ở Bình Thuận đã bắt đầu áp dụng công nghệ mới – dùng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlit mà bà con nông dân quen gọi là "nước ôzôn" để bảo quản thanh long, mang lại hiệu quả cao.
Từ tình hình khan hiếm nhân công gặt lúa, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã hỗ trợ nông dân tìm kiếm, sản xuất các loại máy gặt xếp dãy, máy gặt xếp dãy phối hợp với máy gom lúa, máy gặt đập liên hợp.
PGS.TS. Hồ Hữu An - Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội mấy năm gần đây đã rất thành công trong việc quảng bá công nghệ sản xuất rau an toàn không dùng đất. Công nghệ này đã được giới thiệu khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam qua các Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam.
Mới đây, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng thành công loại phân bón hữu cơ cao phân tử Polyhumate, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho rau và các loại cây trồng khác.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: mục tiêu từ năm 2007-2010 tỉnh mở rộng chương trình IPM các loại cây có múi , tiếp tục triển khai 11 cánh đồng " 3 giảm 3 tăng"; xây dựng và chuyển giao một số tiến bộ KHKT mới về bảo vệ thực vật ( như đưa các loại thuốc có nguồn gốc từ sinh học, thuốc vi sinh phòng trừ sâu bệnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.