00:00 Số lượt truy cập: 2666665

Bình Định: 3 giải pháp khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp 

Được đăng : 03/11/2016

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: mục tiêu từ năm 2007-2010 tỉnh mở rộng chương trình IPM các loại cây có múi , tiếp tục triển khai 11 cánh đồng " 3 giảm 3 tăng"; xây dựng và chuyển giao một số tiến bộ KHKT mới về bảo vệ thực vật ( như đưa các loại thuốc có nguồn gốc từ sinh học, thuốc vi sinh phòng trừ sâu bệnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.


Trong thực tế Bình Định đã tiến hành chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trên mang lại hiệu quả khá rõ rệt thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Định theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Chương trình cánh đồng “3 giảm 3 tăng'' được thực hiện từ năm 2002 đến nay ở 7 cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh với 64 điểm trình diễn và có 2.440 nông dân tham gia. Chương trình đã giúp bà con nông dân gieo sạ mật độ hợp lý, bón phân theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, quản lý sâu bệnh hại lúa theo chương trình IPM , góp phần giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu và tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây trồng. Cụ thể, qua áp dụng vào thực tế đã giảm từ 20-40 kg giống lúa / ha; giảm từ 20 -100 kg ure/ ha và giảm phun thuốc từ 1-3 lần so với trước đây và tăng năng suất lúa từ 2 - 3,5 tạ /ha, lợi nhuận cao hơn từ 750.000 -2.900.000 đ/ ha so với chân ruộng không áp dụng chương trình.
Bình Định có tổng diện tích dừa trên 15.000 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát và Phù Mỹ. Từ năm 2004 đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã nhân nuôi và phóng thích trên 3,8 triệu con o­ng ký sinh vào những vùng dừa làm xanh tốt trở lại. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học Metarhizium Anisopliea (M.a) phòng trừ bọ dừa và hiệu quả phòng trừ sâu non bọ cánh cứng hại dừa đạt 85 % , được bà con nông dân đánh giá cao , đang được khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định còn xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau an toàn ở huyện Tuy Phước giúp bà con nông dân nắm được qui trình, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM với cây rau và chuyển giao công nghệ sử dụng nhà lồng lưới, trang bị hệ thống tưới phun tự động. Mô hình đã thu được kết quả khả quan , tuy nhiên khó khăn chưa thể nhân rộng do thị trường tiêu thụ chưa phát triển./.