00:00 Số lượt truy cập: 2667686

Miền Bắc có nuôi tôm càng xanh được không? Cách nuôi thế nào? 

Được đăng : 07/05/2019

 

Ông Hựu ở Cẩm Khê – Phú Thọ hỏi: 

Miền Bắc có nuôi tôm càng xanh được không? Cách nuôi thế nào?

 

Trả lời:

Tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng phải sống trong môi trường nước lợ, từ giai đoạn tôm bột đến nuôi thịt thì sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, tôm vẫn có thể sống trong môi trường có đội mặn dưới 10 %0.

Tôm càng xanh sống được từ 18-380 C, nhưng tốt nhất từ 26-30 độ C; pH từ 6,5-8,0; tôm thích ảnh sáng vừa, ao nuôi thông thoáng, giàu ô xy.

Thức ăn của Tôm càng xanh thích ăn những loại có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác... Ngoài ra, tôm ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như sắn, gạo nấu chín, khoai lang, thức ăn công nghiệp, thường ăn mạnh vào buổi tối. Vì vậy ở miền bắc có thể nuôi được tôm càng xanh nhưng cần chú ý chọn tôm giống từ 3- 5 cm để rút ngắn thời gian nuôi do miền bắc có mùa đông không thích hợp với tôm.

* Chuẩn bị ao nuôi

Chọn vị trí ao nuôi tôm gần nguồn nước để tiện cấp và dễ thoát nước, để chủ động thay nước; vệ sinh xung quanh bờ, lấp các lỗ hang để không cho các loài giáp xác trú ẩn, vét bùn đáy, bón vôi với liều lượng từ 8-10kg/m2, tiến hành phơi nắng khi đáy ao khô nứt nhỏ. Sau đó cấp nước vào ao qua màn lưới để lọc các loại cá, tôm, thiên địch…, giữ mức nước trong ao từ 0,9 - 1,2m.

Sau khi cấp nước vào ao tiến hành bón các loại phân để gây màu nước và ao đủ dinh dưỡng, nhiều sinh vật phù du làm thức ăn cho tôm rồi mới thả con giống vào  ao nuôi.

* Thả giống tôm càng xanh

- Chọn giống nguồn gốc rõ ràng từ nhà cung cấp uy tín, tôm  khỏe, kích cỡ đồng đều. Chọn tôm có độ dài từ 3- 5 cm để thả nuôi trong thời gian từ 6 – 8 tháng cho thu hoạch là tốt nhất vì tôm không chịu lạnh như thời tiết ở miền bắc.

 - Thả tôm càng xanh với mật độ từ 6-7 con/m2, có thể nuôi ghép với cá mè trắng để tận dụng thức ăn. Nên thả nuôi vào tháng 4, thu hoạch vào tháng 10 hàng năm.

* Chăm sóc, thức ăn cho tôm càng xanh

          Cho tôm ăn 2 lần/ngày vào 5-6 giờ sáng và 6-7h chiều. Sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 30-40%; ngoài ra có thể dùng thức ăn tự chế từ  ốc, cua, cá vụn, khoai, sắn….

           Khi tôm còn nhỏ cho ăn lương thức ăn bằng 8-10% tổng trọng lượng; khi tôm lớn dần thì giảm khối lượng thức ăn xuống từ 5-6%.

Theo dõi lượng thức ăn và màu nước để điểu chỉnh phù hợp, thay nước định kỳ tạo môi trường sạch sẽ tôm sẽ phát triển. Sau thời gian nuôi từ 2-3 tháng thì cần thu tỉa tôm cái vì lúc này tôm cái mang trứng nuôi chậm lớn. Sau 6 tháng nuôi tôm có thể thu hoạch.

Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh

Do ao bị bẩn, mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa làm cho tôm mắc bệnh sẽ khó lột xác, chậm lớn; dùng chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất tích tụ đáy ao, làm sạch nước.

Bệnh đốm đen nguyên nhân bệnh là do tác động từ bên ngoài, do môi trường nhiều vi khuẩn hay nấm tấn công tôm, dùng các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng với liều lượng theo hướng dẫn của thuốc.

Ngoài ra tôm càng xanh còn mắc các bệnh như: đỏ đuôi, mềm vỏ... cần theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời.

Khôi Lê