Tình trạng nhiễm cúm trong các đàn lợn nuôi lấy thịt tại các trang trại ở phía Nam và Đông Nam của Trung Quốc tăng lên mức báo động, càng làm gia tăng nguy cơ chủng cúm này có thể lây sang người.
Tía tô là loại rau gia vị có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Sung mọc ở những nơi hoang dã và khắp các vùng đồng bằng sông nước, nhiều nhất là trên núi cao, rừng thẳm.
Cây “Bá bệnh” còn gọi là cây Mật nhân, mật nhơn, cây Bách bệnh hay cây Hậu phác nam, Tongkat ali (Malaysia), Pasak bumi (Indonesia), Tho nan (Lào), Antongsar, antogung sar (Cămpuchia), và tên tiếng Anh gọi là longjack…. Tên khoa học Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour). Thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Đúng là cây thuốc quý!
Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, Hải dương phụ, có tên khoa học: Cyperus rotundus L. (Hương phụ vườn) hay Cyperus stoloniferus Retz. (Hương phụ biển), họ Cói (Cyperaceae) là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm.
Cây mướp là loại cây cung cấp hoa quả làm thực phẩm thanh nhiệt giải độc rất tốt trong những ngày hè nóng nực. Đặc biệt toàn bộ cây mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.).
Mướp đắng, các tỉnh miền Nam gọi là khổ qua, tiếng Anh là bitter melon hay bitter gourd (danh pháp hai phần: Momordica charantia).
Rau dừa nước còn gọi là Du long thái, Quá đường xà, Ngư phiêu thảo…, có tên khoa học: Ludwigia adscendens (L.) Hara. Rau dừa nước là thủy sinh mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng. Thân mềm, xốp có rễ ở các mấu. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa trắng, có cuống dài, mọc ở nách lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt.
Rau mùi tàu, còn có tên gọi là rau ngò gai (miền Nam gọi là cây rau ngò rí), là cây thảo, mọc hoang sống hàng năm hay vài năm ở nơi ẩm thấp, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 30 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai.
Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong, đó là ngộ độc dứa. Tức sau khi ăn dứa 30 - 60 phút, thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.