Vốn là người ở một tỉnh miền núi phía Bắc, năm 1989, anh Nông Văn Thanh chọn xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) để lập nghiệp bởi anh nhận thấy đất đai ở đây rất màu mỡ. Tuy lập nghiệp với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, tiết kiệm tiêu dùng, đến nay anh Thanh đã có một cơ ngơi đáng để nhiều người mơ ước.
Trong điều kiện đất sản xuất bị nhiễm phèn, mặn nặng, nhiều hộ tìm cách sang nhượng để đi làm thuê nhưng anh Danh Còn, người Khmer ở ấp Xẻo Lùng A (U Minh Thượng - Kiên Giang) vẫn quyết tâm bám trụ với đất. Anh đã áp dụng mô hình VAC kết hợp làm ruộng, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Với mô hình nuôi ếch Thái Lan, gia đình ông Trần Văn Khẩu ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) là một trong những hộ cận nghèo, không có đất sản xuất đã có của ăn của để.
AnhTrần Văn Hoàng sinh ra và lớn lên ở ấp Thuận Hoà, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, là huyện biên giới của Tây Ninh, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ban đầu, cũng như nhiều nông dân trong vùng, anh Hoàng chỉ trồng cây ăn trái trên diện tích vườn nhà. Vào đầu năm 2000, phong trào nuôi ếch ở Tây Ninh, Long An phát triển, anh khăn gói tìm thầy để mong tiếp cận nghề mới này.
Với 20ha đất trồng bơ, càphê, chè, ông Tằng Tín Dưỡng, 60 tuổi, người Nùng ở xã Hòa Trung (Di Linh - Lâm Đồng) thu lãi tới 300 - 400 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động là người địa phương.
Bây giờ, nhìn những đồi cây với bạt ngàn măng tre Bát Độ, hàng trăm gốc xoài, chuối, nhãn… cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm không ai nghĩ rằng, cách đây chỉ vài năm thôi nơi này là vùng đất khô cằn, đồi trọc bỏ hoang hóa…
Khi đến thăm các bãi nuôi nghêu vùng biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang), bà con nơi đây thường nhắc đến ông Trần Văn Vinh với cái tên thân thiện “chú Bẩy Vinh”. Bởi vì ông là nông dân đầu tiên trong khu vực thành công với quy trình sản xuất nghêu giống ổn định và có hiệu quả.
Khi phong trào trồng rừng diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đồng cỏ dành cho chăn nuôi lại bị bó hẹp, do đó trâu - bò không còn là lựa chọn của người dân xã Minh Tiến (Lục Yên - Yên Bái). Thay vào đó, họ nuôi dê trên núi đá.
Đó là anh Nguyễn Ngọc Quang cư ngụ tại thôn 1, xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Năm 2007, khi anh đi chơi ở TP Hồ Chí Minh, tình cờ nghe người ta kể về nghề nuôi nhím thu lãi cao. Khi về nhà, anh tìm mua sách viết về kỹ thuật nuôi nhím, anh đọc đi đọc lại nhiều lần và hiểu biết kỹ thuật nuôi.
Trong những chuyến đi khảo sát trong rừng anh Lê Văn Thảo thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã phát hiện ra một tiềm năng lớn ở vùng đất quê mình nhưng chưa được khai thác, đó là cây thảo quả.