00:00 Số lượt truy cập: 3228024
Nông dân sản xuất giỏi

Chuyện Ama Krăng làm giàu

Đầu hai thứ tóc, đã được ở trong nhà lớn, có cơm ngon, áo đẹp nhưng ông Ama Krăng ở buôn Ken, xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vẫn trăn trở không yên. Với ông chỉ một mình mình giàu có thì chưa đủ mà làm sao để cho cả buôn làng cũng được giàu có, nhà nhà giàu có. Cho tiền, cho gạo bà con không phải là cách hay mà quan trọng phải chỉ cho họ cách để họ kiếm sống và làm giàu. Bao lâu nay, bất cứ ai cần ông giúp vốn, giúp cây con giống và kỹ thuật làm ăn, ông đều vui vẻ nhận lời chỉ bảo.


Thoát nghèo nhờ trồng thảo quả

Năng động, tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và sớm đi tìm giống thảo quả về trồng trên mảnh đất quê mình nên gia đình ông Giàng A Dê ở bản Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) từ một hộ nghèo nhất ở bản nay đã vươn lên thoát nghèo.


Ông Đoàn làm giàu từ mô hình VAC

“Đoàn cá giống” là biệt danh mà làng xóm dành cho ông Nông Văn Đoàn, thôn Gia kè, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa). Bởi đã gần 20 năm nay gia đình ông là một trong những địa chỉ chuyên cung cấp cá giống cho bà con nhân dân trên địa bàn. Cũng chính nhờ phát triển hiệu quả mô hình nuôi cá, kết hợp nuôi lợn thịt, làm vườn, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 100 triệu đồng.


Khấm khá nhờ cá chép đỏ

Mở đầu câu chuyện về con cá chép đỏ, ông Bùi Văn Chữ -  Trưởng làng nghề sản xuất cá chép đỏ thôn Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê) cho chúng tôi hay: “Đời sống vật chất của người dân càng khá giả thì con người dành sự quan tâm đến vấn đề văn hóa tâm linh ngày một cao. Chính vì thế, con cá chép đỏ quê tôi làm ra cung không đủ cầu. Nhất là kể từ giữa tháng 6 vừa rồi, UBND tỉnh đã có quyết định công nhận thôn Thủy Trầm là làng nghề, đó là điều kiện hết sức thuận lợi để con cá chép đỏ của chúng tôi vươn xa hơn nữa cả về chất lượng và thị trường tiêu thụ trong nay mai. Con cá đã góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng trung du miền núi này”.


Thoát nghèo từ vườn ươm cây giống

Từ hoàn cảnh nghèo khó, không có việc làm ổn định nhưng bằng sự giúp đỡ của các cấp Hội Phụ nữ cũng như sự nỗ lực của bản thân đến nay cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở khóm 6, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.


Hội Nông dân tỉnhHưng Yên: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chương trình liên kết 4 nhà và đề án 460 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về “Hoạt động dịch vụ hỗ trợ”, nhiều năm qua, Hội nông dân tỉnh thực hiện cung ứng trả chậm phân bón cho nông dân thông qua hệ thống các cấp hội là một hoạt động thiết thực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân đã giảm bớt khó khăn, chủ động vật tư trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Làm giàu trên cát

Canh tác trên diện tích chỉ 2.500m2  đất vườn, lại là đất cát bạc màu, nhưng mỗi năm gia đình ông Nguyễn Trí Tập ở thôn Hòa Nam, xã Duy Trung (Duy Xuyên) vẫn có thu nhập trên 100 triệu đồng. Cách làm kinh tế của ông đáng để cho nhiều nông dân học tập kinh nghiệm.


Ông chủ tôm hùm

Ở huyện Vạn Ninh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung, nghề nuôi tôm hùm đã trở thành cứu cánh cho người nông dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Nhờ nuôi tôm hùm đã có nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, điển hình là hộ anh Nguyễn Văn Vinh ở xã Vạn Thạch mỗi năm thu về trên 500 triệu từ nghề nuôi tôm hùm.


Giàu lên từ nghề mộc

Xóm Pom Coọng, nơi gia đình anh Lộc Văn Mân sinh sống nằm ở phía tây nam của Thị trấn Mai Châu, là điểm du lịch văn hóa nhà sàn, sinh thái của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hàng năm địa phương thường tiếp đón hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, giao lưu văn hóa.


Làm giàu trên đất quê hương

Tốt nghiệp đại học, về quê, Quách Công Thọ không chỉ làm giàu trên đất quê mình mà còn gây dựng được nhiều phong trào trong hoạt động của Ðoàn Thanh niên xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang (Hải Dương).


<< < 129 130 131 132 133 > >>