Xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có nghề khâu nón cổ truyền, nghề khâu nón đã có ở đây gần hai thập kỷ, người dân Nghĩa Châu từ thiếu niên đến người cao tuổi cả nam và nữ đều biết nghề khâu nón. Đây là một nghề phụ giải quyết việc làm lúc nông nhàn. Trước đây nghề khâu nón có thu nhập ngày công rất thấp chỉ đủ tiền để mua rau, tiêu vặt trong gia đình. Nhưng ngày nay nghề khâu nón lại là nghề có thu nhập chính của nông dân xã Nghĩa Châu. Hiện nay nghề khâu nón của xã Nghĩa Châu vẫn được duy trì và phát triển rộng sang các địa phương lân cận.
Những năm trở lại đây, phong trào gây nuôi động vật hoang dã và bán hoang dã ở Đồng Nai phát triển nhanh và đem lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, khi thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã và bán hoang dã trong dịp tết đang được khá nhiều người lựa chọn và xem là món ăn đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều chủ trại gây nuôi động vật hoang dã đã có kế hoạch tăng đàn.
Về xóm Bãi Xã, xã Hoà Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, hỏi thăm mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại khép kín của gia đình ông Cao Văn Hữu thì ai cũng biết bởi cách làm ăn hiệu quả và tiến bộ đã giúp gia đình ông vươn lên thoát nghèo, trở thành một hộ điển hình trong phát triển chăn nuôi.
Những năm gần đây gia đình chị Đinh Thị Hương, ởchi hội 11, xóm Dặm xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là hộ điển hình thoát nghèo trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và hộ nghèo vượt khó với mô hình VAC.
Đến ấp Vũng Tàu, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh ) hỏi ai cũng biết ông Đỗ Vũ Thăng - người đầu tiên đưa con ba ba về vùng đất ngập mặn nghèo khó này. Việc nuôi thành công ba ba không những giúp ông có nguồn thu nhập khá cho gia đình mà còn là cơ hội giúp nhiều hộ dân trong vùng học tập làm theo, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.
Được ví như một "trang trại tổng hợp" nằm cách biệt với bản làng, xung quanh nhà chị Hoàng Thị Phiến ở Yên Bái là một hệ thống chuồng trại được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc chăm sóc.
Đang sinh sống yên ổn bên nước Úc với thu nhập cao, anh lại quyết định từ bỏ công việc, giã từ người thân để về lại quê hương Việt Nam lập nghiệp. Rồi khi về quê hương, anh lại bỏ trống “chiếc ghế tổng giám đốc” của hệ thống nhà hàng, khách sạn nơi thị thành náo nhiệt để về rốn lũ Tứ giác Long Xuyên đầu tư trồng mía. Đó là những suy nghĩ và việc làm “quái chiêu” của Việt kiều Trần Đạt Duy.
Nhìn vườn quýt đang độ chín, sai trĩu quả, chúng tôi không khỏi thán phục bởi sự cần cù, dám nghĩ, dám làm của gia đình anh Làn Mậu Thành ở thôn Sả Hồ - Thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Trang trại Bình Minh (Hải Dương) có đàn đà điểu trên 500 con, trong đó có trên 260 con đà điểu sinh sản (khoảng 165 con đà điểu cái).
Nhờ tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư đào ao thả cá kết hợp với chăn nuôi trồng trọt, gia đình ông Tao Văn Son dân tộc Thái ở bản Cấu, xã Chà Nưa, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã dần vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá.