00:00 Số lượt truy cập: 2690593
Nông Thôn mới

Cầu nối giữa Đảng và nhân dân

Nơi những bản làng vùng cao thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nhờ những người có uy tín như ông Hồ Đức Diệp, thôn Kỳ Neh, ngày ngày tích cực vận động người dân chủ động sản xuất phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới, duy trì nếp sống văn hóa, văn minh và giữ vững an ninh trật tự xã hội, bảo vệ biên giới. Ông đã không ngừng phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân, được người dân trong cộng đồng tin tưởng, nghe và làm theo. Nhờ những đóng góp không nhỏ của ông mà hiện nay thôn Kỳ Neh được xã A Ngo chọn chỉ đạo điểm để xây dựng nông thôn mới.


Sức sống mới tại Hòn Lau

Từ năm 1970 đến nay, 90 hộ dân tộc Dao Quần trắng tại tổ dân phố Hòn Lau (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã từng bước xóa khoảng tối, trở mình phát triển nhờ những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.


Quảng Trị: Vận động hội viên, nông dân hiến trên 35 nghìn m2 đất làm đường giao thông nông thôn

6 tháng đầu năm 2022, cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương Hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng trị về thực hiện nghiêm các quy định thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19; tham gia tốt các phong trào họat động do Hội phát động, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.


Tiên phong đi đầu trong phát triển kinh tế vừa tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Ngoài hiến 400 m2 đất ruộng lúa để làm đường bê tông nông thôn, anh Sùng A Lầu, dân tộc Mông ở thôn Lũng Vài, xã Côn Lôn, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang còn tiên phong trong việc xây dựng các mô hình sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, tích cực vận động người dân địa phương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi để từng bước xóa đói, giảm nghèo, nhiệt tình tham gia, góp sức với địa phương xây dựng nông thôn mới.


Bắc Giang: Áp dụng chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định nông nghiệp là một trong 9 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số trước, thực hiện thành công sẽ có hiệu quả ngay cho xã hội.


TỈNH BÌNH ĐỊNH TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) Bình Định, toàn tỉnh có 91 chủ thể tham gia chương trình OCOP, trong đó 71 chủ thể với 81 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.


Khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới

Quá trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở nước ta thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:


Hội nghị trực tuyến tổ chức triển khai chương trình về bảo vệ môi trường và chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 6/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị cùng đại diện các Bộ, ban, ngành có liên quan.


<< < 17 18 19 20 >