00:00 Số lượt truy cập: 2670162

Ông Hải ở Sơn La hỏi: Cách phòng và điều trị một số bệnh nuôi cá nước ngọt trong lồng bè 

Được đăng : 12/08/2021

Khi nuôi cá trong lồng, bè với mật độ thả nuôi rất cao nên cá dễ bị mắc một số bệnh sau:

1.        Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn: Cá thường mắc bệnh này vào cuối mùa xuân, mùa hè,  mùa thu khi nhiệt độ nước 28 – 30 0 C. Biểu hiện thấy ăn cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt lồi, huyết thanh hậu môn, bụng có thể chướng đến , các vây xơ rách, các vây tia cụt, thường gặp ở cá trắm cỏ. Tỷ lệ chết cao.

 Phòng bệnh: bổ sung Vitamin C cho cá ăn trước khi mùa bệnh bùng phát theo hướng dẫn sử dụng.

Dùng thuốc Tiên Đắc phòng bệnh liều lượng 50 gam / 250kg cá / 1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.

 Trị bệnh: Dùng thuốc Tiên đắc trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.        Bệnh xuất huyết do vi rút : Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da đổi màu tối sẫm.; gốc vây, vây, nắp mang, xoang mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết;

Mùa vụ xuất hiện bệnh: Thường vào thời gian giao mùa từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.

Phòng bệnh: Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá; Dùng vitamin C: 30 g/100 kg cá trong 4 – 5 ngày; Dùng thuốc KN-04 -12 cho ăn liên tục 4 – 5 ngày/đợt.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nên phòng là chính, nuôi cá với mật độ vừa phải, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng.

3. Bệnh nấm thủy mi

Trên da xuất hiện lớp nhớt trắng đục, các vùng trắng xám, vài ngày sau hình thành các sợi nấm mảnh phát triển thành từng bụi nấm trắng như bông.

Bệnh hay mắc ở mùa xuân, thu, đông gây hại trên các loại cá.

Phòng bệnh: Giữ môi trường trong sạch, không làm cho cá bị xây xát. Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

Trị bệnh: Tắm cá bằng Formalin: liều lượng 20 – 30 ml/1m3 nước trong 30 – 60 phút hoặc tăm bằng nước muối 2 – 3% trong 15 – 20 phút; sau đó bôi thuốc tím hoặc iốt lên vết thương.

4. Bệnh trùng mỏ neo

Lúc mới mắc bệnh cá bơi chậm kém ăn, gầy yếu. Trên cơ thể cá có các vết nhỏ màu đỏ, ký sinh trong miệng làm miệng cá sưng lên và là cá đau không ăn được.

Bệnh thường xuất hiện ở mùa đông và xuân thu, khi nhiệt độ thời tiết từ 17 – 30C°.

Phòng bệnh: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi. Bón lót lá xoan trước khi thả cá: 0,2 – 0,3kg/m3 nước.

Điều trị:  Dùng thuốc tím 10 – 12g/m3 tắm từ 1- 2 giờ hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng 1,0 – 1,5g/m3 hòa tan té đều, chú ý không phun lúc trời nắng.

Ngoài ra cá nước ngọt nuôi trong lồng, bè còn mắc 1 số bệnh khác nhưng ít gặp, nên thường xuyên theo dõi, thấy cá khác thường báo cán bộ thủy sản để giúp đỡ chữa trị bệnh kịp thời./.

P. Loan