00:00 Số lượt truy cập: 2670048

Ông Phòng ở Tuyên Quang hỏi: Đàn dê của nhà tôi bị chướng bụng, đầy hơi, sốt cao, mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó, theo cán bộ thú y dự đoán là bệnh tụ huyết trùng; xin hỏi bệnh tụ huyết trùng có nguy hiểm không, cách phòng và điều trị thế nào? 

Được đăng : 01/06/2020

Trả lời:

 Bệnh Tụ huyết trùng ở dê xảy ra quanh năm trên mọi lứa tuổi, nhưng thường bị nặng khi thời tiết chuyển mùa; hoặc khi dê gặp các vấn đề bất lợi làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

 Bệnh thường có các biểu hiện như sau:

Viêm phổi: dê mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó, khi dê ho ra dịch nhầy. Cơ thể dê gầy sút và có thể chết sau một thời gian. Khi mổ khám thấy phổi xẹp, có những vùng phổi bị nhục hóa, khí quản chứa nhiều dịch nhầy. Bệnh này mắc ở đàn dê nuôi nhốt trong môi trường mật độ cao, thiếu ánh sáng, ẩm độ cao và lạnh.

Nếu dê bị nhiễm trùng máu: Dê sốt cao 40 - 410C, ủ rũ, mệt mỏi không ăn, nằm một chỗ và chết nhanh. Mổ khám sẽ thấy tim sưng to, xoang ngực và xoang bụng chứa nhiều nước vàng, thịt sẫm màu, trên bề mặt cơ tim, phổi xuất huyết nặng.

Viêm vú: Ở dê cái, bị sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; nếu nặng có mủ đầu vú khi nặn.

 Phòng bệnh

Bệnh Tụ huyết trùng điều trị rất khó khăn, hiệu quả thấp, tốn kém, vì vậy cần phòng bệnh là tốt nhất, Vaccine huyết trùng dê là vaccine vô hoạt, dạng lỏng, màu vàng nhạt. Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Vaccine có miễn dịch 6 tháng vì vậy cần tiêm vaccine định kỳ 2 lần/năm để phòng bệnh cho đàn dê.

Khi tiêm vaccine cần lắc thật kỹ trước khi sử dụng và chỉ sử dụng trong ngày.

Bình thường định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xung quanh chuồng nuôi, bãi thả 2 tuần/lần. Nếu có dịch bệnh xảy ra tiến hành 3 lần/tuần.

Trước khi đưa dê vào nuôi và sau khi xuất chuồng cần thu gom hết phân thải, khử trùng chuồng trại bằng một số hóa chất như Virkon,  để phơi chuồng trại 10 ngày trước khi nuôi đợt sau.

Hàng ngày, theo dõi sức khỏe của dê, không sử dụng thức dính nước mưa, hoặcthức ăn bị ướt. máng ăn, máng uống hàng ngày sạch sẽ. các loại thức ăn phải sạch, không ôi, thiu, ô nhiễm chất độc.

 Trị bệnh

Sử dụng kháng sinh tulathromycin. Liều lượng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Phối hợp điều trị bằng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc thuốc long đờm, thuốc hạ sốt, các loại Vitamin, cỏ xanh. Kết hợp chế độ chăm sóc, giúp dê nhanh khỏi bệnh.

P. Loan