* Có giải pháp phát triển hiệu quả vùng trồng mía ĐBSCL Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện một số biện pháp đối phó tình hình rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc và điều hành thị trường trong nước.
Theo thông tin từ Cục Thú y, sau Long An và Quảng Bình, chỉ trong thời gian ngắn lại tiếp tục có thêm 2 tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm là Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Thống kê mới nhất từ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), đến nay, đã có 148.000ha lúa và 9.670ha mạ đã bị chết rét. Diện tích này còn tăng khi thời tiết ấm dần. Tổng khối lượng hạt giống ngắn ngày cần tới khoảng 21.000 tấn, trong khi các công ty giống mới đáp ứng được số lẻ.
Theo thống kê, hiện có khoảng trên 80 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu tại khu vực Trung Đông với các mặt hàng chính như: cá tra, tôm đông lạnh, cá basa đông lạnh và cá ngừ đóng hộp.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, khối lượng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam hiện đã kịch trần. Vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo chất lượng, VSATTP, tạo nhiều sản phẩm giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống cúm gia cầm trong cả nước. Hoạt động này diễn ra từ ngày 3 đến 30-3.
Thực trạng rửa rau bằng nước cống ở Hà Tây vẫn bị bỏ ngỏ. Các nhà nghiên cứu thì hốt hoảng khi được biết rau rửa bằng nước ở đâu!
Ngày 2-3, Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) phối hợp Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Chung kết hội thi truyền thông về rửa tay bằng xà phòng cho năm đội truyền thông xuất sắc từ năm tỉnh, thành phố tham gia dự án: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tây và Hải Phòng.
Do thời tiết lạnh cộng với tình hình dịch bệnh tôm hùm phát sinh trong thời gian qua, nên hiện nay rất ít người mua tôm hùm giống để ươm nuôi. Trong khi đó, sản lượng tôm hùm giống khai thác được ở mùa vụ này đạt khá cao so với các mùa vụ trước, nên tôm hùm giống đang rớt giá mạnh.
Hàng loạt hộ nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL đang “méo mặt” khi giá cá đột ngột giảm thê thảm. Ngược lại, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi… tăng vùn vụt. Đặc biệt, ngân hàng siết chặt cho vay - tăng lãi suất, trong khi nhà máy chế biến không chịu thu mua, đẩy người nuôi cá đến bờ vực phá sản. Kêu bán lỗ - không ai mua