00:00 Số lượt truy cập: 2667239

Xử lý lúa hè thu bị ngộ độc hữu cơ 

Được đăng : 10/08/2019

 

Hỏi: Nguyên nhân làm cho lúa hè thu bị ngộ độc hữu cơ và cách xử lý (Hồ Văn Liêm và 1 số bà con ở Vĩnh Long).

Đáp:

Thưa bà con, ruộng lúa đông xuân nào của bà con thu hoạch quá trễ, không kịp đốt rơm, không kịp làm đất thì dễ bị ngộ độc hữu cơ, nguyên nhân chính là do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy do bị vùi lấp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa.

Triệu chứng: Rõ nhất là bộ rễ bị thối đen, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, không bắt phân. Thường xuất hiện từ 15-30 ngày sau sạ, có nơi bị sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng.

Cách xử lý:

+ Rơm rạ, thu hoạch vừa xong châm lửa đốt ngay đống rơm sẽ cháy gần hết. Nếu không đốt được, tìm cách mang rơm tươi ra khỏi ruộng.

+ Làm đất: Cày, xới phơi đất từ 7-15 ngày giúp khoáng hóa chất hữu cơ.

+ Bón 300 kg vôi bột (CaCO3/ha) để mau ngấu rạ.

+ Bón lót lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển: 200-400kg/ha).

+ Bón phân đợt 1 sớm (7-10 ngày sau sạ) gồm nhiều lân, nhiều đạm để giúp hạ phèn, mau ngấu rạ. Cụ thể bón 50kg DAP + 50-70 kg urê/ha.

+ Phun phân bón lá (K-Humate nhãn hiệu Vina Super Humate của Hoa Kỳ) giúp lúa ra rễ, đẻ nhánh mạnh, hạ phèn nhanh, giải độc hữu cơ cho lúa.

Chúc bà con thành công./.

VH