00:00 Số lượt truy cập: 2637514
Các chương trình KH&CN

Kết quả thực hiện Chương trình “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”

Từ năm 2011 - 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Chương trình nông thôn miền núi đã hỗ trợ các địa phương vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long triển khai và thực hiện nhiều dự án do Trung ương quản lý và ủy quyền địa phương quản lý với tổng kinh phí là 263.024 triệu đồng.


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA HỘI ND VỚI SỞ KH&CN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 TẠI 20 TỈNH PHÍA NAM

Ba năm qua, các cấp Hội đã quan tâm hơn đến công tác khoa học và công nghệ trong quá trình tổ chức, chỉ đạo phong trào nông dân và hoạt động của Hội. Thông qua hoạt động Câu lạc bộ, các hội viên nông dân được chia sẻ kinh nghiệm trong quá trính ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nâng cao được hiệu quả đầu tư. Sự phối hợp hoạt động đã thể hiện rõ nét và có hiệu quả.


Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân ( 2011 – 2013)

Bản tin “Khoa học với nhà nông” và Website “Khoa học cho nhà nông” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đi vào hoạt động nề nếp và phát huy hiệu quả. Bản tin “Khoa học với nhà nông” đã phát hành 18 số với 72.000 bản đến cấp tỉnh, huyện và một số xã. Website “Khoa học cho nhà nông” đã phát hành trên 4.500 tin, bài, quy trình về KHCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân và đến nay có trên 23 vạn lượt người truy cập vào Website này.


Triển khai đề tài “nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng” tại tỉnh Khánh Hòa

Huyện Vạn Ninh và Cam Lâm (Khánh Hòa) là 2 địa phương được chọn tiến hành thí nghiệm mô hình nuôi thương phẩm sá sùng. Đây là một nội dung trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông tỉnh thôn Khánh Hòa chủ trì; Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện. So với mô hình triển khai tại Vạn Ninh, mô hình nuôi sá sùng tại huyện Cam Lâm phát triển đạt kết quả cao hơn.


Nghiệm thu đề tài đánh giá tác động nghề nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa

Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học. Liên quan đến vấn đề này, đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi thủy sản vịnh Nha Trang” vừa được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tiến hành nghiệm thu đề tài chiều 13/1.


Nuôi lợn bán hoang dã: Công nhỏ lãi lớn

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.


Gừng núi đá - loài cây quý hiếm

Gừng đá là loài cây quý hiếm của Bắc Kạn. Tuy nhiên việc khai thác ồ ạt ngoài tự nhiên, trồng manh mún đã khiến giống gừng này đứng trước nguy cơ bị thoái hóa. Thử nghiệm khoa học thành công trong việc trồng gừng đá mở ra hướng bảo tồn và phát triển kinh tế từ giống cây quý này.


Bắc Kạn: Thành công của mô hình trồng thử nghiệm cây dong riềng tại huyện Ba Bể

Năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn triển khai mô hình thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật canh tác cây dong riềng tại xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể nhằm mục tiêu lựa chọn được những giống dong riềng có năng suất, chất lượng, tìm ra biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến dong riềng của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.


Sản xuất nhang sạch từ lá thông

Lâm Đồng là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của cả nước và trong tổng diện tích 579.669ha rừng của tỉnh hiện nay có gần 133.000ha rừng thông tự nhiên. Điều tra của ngành lâm nghiệp thì mỗi năm 1ha rừng thông tự nhiên đã trả lại cho đất khoảng 3,9 tấn lá và cành nhánh khô rụng và đây là những vật liệu rất dễ gây cháy rừng vào mùa khô (bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi trên dưới 5 tỷ đồng để các địa phương và các chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng, trong đó có việc xử lý lá thông bằng phương pháp đốt trước). Để hạn chế tình trạng cháy rừng, tận thu nguồn tài nguyên và tăng thu nhập cho người bảo vệ rừng, một số cán bộ lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá thông khô dưới tán rừng để sản xuất nhang (hương) sạch.


Quảng Ninh: Xây dựng nhãn hiệu vải chín sớm Phương Nam

So với giống vải ở nhiều nơi khác, vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí - Quảng Ninh) có ưu thế hơn hẳn: Quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, thường chín sớm hơn vải tu hú (mùa quả gắn với sự trở về của loài chim tu hú di cư) từ 7-10 ngày và vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ 30-40 ngày. Thế nhưng, có thời kỳ, do chưa được xây dựng nhãn hiệu mà người nông dân phải... “mượn” tên của các loại vải khác để tiêu thụ.


<< < 13 14 15 16 17 > >>