Sau thời gian áp dụng trồng khoai lang theo kỹ thuật mới, phòng trị sâu đục củ đạt tới 90%, Chi cục Bảo vệ thực vật đang có kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, triển khai mô hình sản xuất rộng rãi cho nông dân.
Chất thải tại các ao nuôi tôm hiện chưa được xử lý triệt để, được cho là nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trên tôm. Mới đây, nhóm các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản) và Phòng Thí nghiệm công nghệ nano - Đại học Quốc gia TPHCM đã triển khai dự án thử nghiệm quy trình nuôi tôm bằng công nghệ Nhật, nhằm giải quyết phần nào nỗi lo tôm chết.
Đây là đề tài nghiên cứu của Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ thực hiện. Vật liệu ban đầu cho chương trình được thu thập từ 2 dòng tôm nội địa: dòng tôm có nguồn gốc từ sông Mekong và dòng tôm có nguồn gốc từ sông Đồng Nai. Sau đó có bổ sung thêm 2 dòng tôm mới: dòng tôm từ Thái Lan và dòng tôm từ Myanmar. Số lượng các gia đình cho mỗi thế hệ được tái sản xuất phục vụ chọn giống dao động từ 79 - 216 gia đình. Dòng chọn lọc chiếm khoảng 80% số gia đình trong mỗi thế hệ, dòng đối chứng được thành lập song song với dòng chọn lọc với các gia đình có giá trị chọn giống trung bình.
Theo Phòng Nông nghiệp Lạc Dương (Lâm Đồng), đơn vị đang triển khai đề tài “Khảo nghiệm khả năng thích nghi trồng lan gấm trong nhà lưới”, mở ra triển vọng bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này.
Thời gian qua, các đề tài nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục theo hướng có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung vào phục vụ sản xuất đời sống, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Một số kết quả nổi bật trong hoạt động khoa học và công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận.
Chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 vụ bắp đông xuân nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm rủi ro do nắng hạn, cải thiện đất canh tác và môi trường nông nghiệp, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích… Đó là kết quả từ mô hình chuyển đổi do nông dân xã Đức Phú (Tánh Linh, Bình Thuận) thực hiện trong vụ đông xuân 2015 - 2016.
Phong trào nuôi cá lóc từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân Long An, mà nhất là ở các huyện Đồng Tháp Mười. Không ít nông dân khá lên nhờ nuôi cá lóc. Nhưng những năm qua dịch bệnh trên cá lóc cũng xuất hiện nhiều, khiến việc nuôi gặp không ít khó khăn, nhiều người đã bỏ cá lóc chuyển sang nghề khác.
Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì là địa phương đầu tiên của Hà Nội thử nghiệm mô hình nuôi cá theo công nghệ biofloc và có dấu hiệu chuyển biến tích cực.