00:00 Số lượt truy cập: 3228575

Chàng thanh niên dân tộc Chơ ro với mô hình “3 giảm, 3 tăng” 

Được đăng : 03/11/2016

Anh Thổ Nghĩ dân tộc Chơro ở ấp Ruộng Lớn, Xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai là một trọng những tấm gương nông dân đồng bào dân tộc vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.


Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, do nơi đây rất ít đất để sản xuất, bên cạnh đó chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác trong sản xuất nên từ đó anh nung nấu ý chí của mình phải làm sao thoát khỏi.đói nghèo.

Năm 1995 lập gia đình, với 2 bàn tay trắng, vợ chồng tự đi làm thuê làm mướn và dành dụm mua được một sào ruộng và một miếng đất nền nhà để ra riêng. Qua nhiều năm đi làm thuê làm mướn , vợ chồng tích luỹ được một số kinh nghiệm trong sản xuất nhất là việc làm ruộng trồng lúa. Với vốn liếng kinh nghiệm có trong tay. Năm 2003 vợ chồng quyết định đi mướn ruộng để gieo trồng lúa, bước đầu gặp không ít khó khăn nhất định, vợ chồng phải đi vay mượn tiền để đầu tư cho ruộng lúa, do chịu khó canh tác và nắm bắt được kỹ thuật canh tác nên làm ăn của vơ chồng ngày càng phát triển, Anh mua thêm 3 sào ruộng, đồng thời cũng được nhà nước hỗ trợ xây dựng cho căn nhà 134, cũng như hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng để làm ăn. Từ đó anh quyết định mở rộng diện tích ruộng mướn để canh tác. Bất cứ ai cho mướn ruộng làm là anh làm ngay. Có năm anh mướn tới 8 mẫu ruộng để làm.

 

    Sau nhiều năm dài canh tác, cùng với sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, tích cực tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tham dự các lớp IPM và tham quan học tập các mô hình làm ăn có hiệu quả, từ đó bản thân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả các mô hình sản xuất như phương pháp sạ theo lịch né tránh rầy, chương trình quản lý dịch hại trên lúa - IPM, áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng giống chất lượng…

 

    Nói về kỹ thuật canh tác trồng lúa Anh Thổ Nghĩ cho biết: Kỹ thuật cây lúa nói ra các khâu nó cũng nhiều lắm. Mình làm cho đúng đem hiệu quả hơn, làm không đúng cũng thất thu đó. Làm lúa rất nhiều khâu trước mắt thấy cũng khó khăn, đầu tiên là phải xạ cho nó đúng lúc, đúng giờ, nói chung phân bón phải cân đối, thuốc men cũng vậy, làm tầm bậy là thất thu đó, mình áp dụng khoa học kỹ thuật, cũng như học hỏi thêm nửa, hiện nay cũng nắm vững vàng trong canh tác cây lúa.

 

    Nhờ áp dụng kỹ thuật trong canh tác, cùng vớ sự cần cù chịu khó nên năng suất lúa gia đình Anh bình quân vụ nào cũng đạt từ 6,5-7,5 tấn/ha trở lên. Sau khi trừ tất cả chi phí còn thực lãi trên 100 triệu đồng. Anh sắm sửa mua các vật dụng trong gia đình ti vi, đầu đĩa, máy lạnh, xe Hon da .. đồng thời anh cũng mua một chiếc máy cày, máy phun xịt thuốc, máy cắt lúa … để giảm đầu tư tăng lợi nhuận sản xuất cho gia đình.

 

    Ông Hoàng Xuân Việt - Chủ tịch Hội Nông dân xã nhận xét về Anh: Đứng về nhận xét anh Thổ Nghĩđại diện cho thanh niên lớp trẻ đồng bào dân tộc, trong quá trình lao động sản xuất là con người chịu thương chịu khó, chịu tiếp thu KHKT trong sản xuất nông nghiệp là người tiêu biểu cho đồng bào dân tộc ở đây, áp dụng khoa học kỹ thuật mà làm hiệu quả năng suất cao . Tuy là bỏ ra nhiều, thu nhập có, nhưng đời sống kinh tế là tạm ổn chưa chưa vươn lên làm giàu được. cũng chỉ vì 1 lý do, vợ cũng thường xuyên bị bệnh, nhất là con cũng bệnh mà bệnh nặng, thường xuyên phải đi bệnh viện, từ đó cũng làm giảm kinh tế gia đình. Nếu đối với Anh Nghĩ vợ con không bị bệnh tật thì kinh tế anh vươn lên vững chắc và so với đồng bào dân tộc anh là người vượt lên chính mình là người có ý chí trãi qua những khó khăn, gian khổ đều vượt qua hết. Anh chịu khó làm ăn nhất là đối với sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng nông nghiệp rất là thông thạo. Đồng thời thường xuyên hướng dẫn cho đồng bào bà con ở đây thực hiện. đứng về vai trò Hội nông dân thấy Anh là 1 người tiêu biểu cho đồng bào dân tộc là người đi đầu trong áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

 

     Chính vì thế, thời gian qua mô hình sản xuất của gia đình anh thường xuyên trở thành nơi tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất của nông dân trong và ngoài địa phương. Là tấm gương về sự năng động, chí thú làm ăn để nhiều nông dân nhất là nông dân đồng bào dân tộc thiểu số trong Thị xã học tập và làm theo.