00:00 Số lượt truy cập: 2896739

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, làm giàu 

Được đăng : 15/10/2019

 

Trước sự vất vả và lao động nặng nhọc của bản thân, Bà Phạm Thị Liên huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã  suy nghĩ cần phải áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao năng suất cây trồng. đã mạnh dạn bán bò và thêm số vốn tích lũy để mua một chiếc máy cày, tôi vừa cày mướn cho bà con ở địa phương vừa đổi công khai phá đất trồng cây cao su và xen canh cây mì. Đến năm 2002, cao su lớn tôi kết hợp chăn nuôi gà thả vườn tận dụng diện tích đất có sẵn, lúc này tôi đã trồng toàn bộ cây cao su 9 ha. Năm 2011, có tiền thu nhập từ cây cao su, gia đình tích lũy dần và mua thêm đất để trồng trọt sản xuất, đến nay tổng diện tích đất sản xuất được 21 ha, từ khi có thêm vốn, mở rộng việc xây dựng thêm chuồng trại chăn nuôi gà với tổng diện tích là 800m2, tổng số lượng 5.000 con. Mua 01 ấp trứng và hàng tháng xuất chuồng bán gà con 3.000 con thu nhập 60 triệu đồng/tháng. Từ đó đến nay, gia đình có thu nhập ổn định, bình quân hàng năm là 1 tỷ 8 trăm triệu đồng/năm.

Qua trao đổi Bà liên kể nhờ tìm tòi học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc cây trồng, sử dụng các máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy thổi lá cao su, máy phun thuốc trừ sâu, máy ấp trứng gà… và tận dụng nguồn lao động sẵn có của địa phương nên hiệu quả sản xuất của gia đình ngày càng ổn định và thu nhập mỗi năm điều tăng lên đáng kể. Qua đó, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho 40 lao động của địa phương, giúp người dân có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Bà và gia đình luôn tích cực tham gia các hoạt động do địa phương phát động. Năm 2014, tôi vận động xây 01 căn nhà tình nghĩa cho hội viên nghèo trị giá 30 triệu đồng. Hỗ trợ cho 4 nông dân nghèo ấp Thạnh Thọ, xã Thạnh Bình mượn 1,5 ha đất sản xuất nông nghiệp không tính lãi, hỗ trợ 800 con gà con cho 8 hộ nông dân nghèo của xã Thạnh Bắc… Hàng năm, gia đình tôi thường xuyên giúp đỡ khoảng 15 hộ nghèo xóm ấp, hỗ trợ tặng quà tết cho các hộ nghèo ở địa phương ít nhất từ 250 phần quà trị giá khoảng 50 triệu đồng trở lên. Đóng góp thường xuyên cho Quỹ hỗ trợ nông dân cấp xã, huyện, ủng hộ về vật chất để cùng với các cấp Hội, chính quyền địa phương tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực mang lại nhiều lợi ích như phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Với ý chí không ngại vượt khó để vươn lên, ý thức trách nhiệm của bản thân và gia đình, tôi đã tự tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp với cách chọn cây trồng, vật nuôi đúng hướng, phù hợp điều kiện kinh tế của địa phương để từng bước phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với những kết quả đạt được như trên tôi được Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh xét tặng danh hiệu “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh nhiều năm liền, được công nhận “Gia đình nông dân văn hóa tiêu biểu”. Được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh tặng nhiều giấy khen, bằng khen có nhiều thành tích xuất sắc trong trong việc phát triển kinh tế hộ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.  

Bà cũng cho biết để có được những kết quả như hôm nay nhờ có sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội Nông dân các cấp, sự cần cù lao động, tinh thần tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm và sự nỗ lực không ngừng của gia đình. Theo tôi, muốn sản xuất hiệu quả thì cần phải có phương án sản xuất kinh doanh thích hợp với mô hình mình đã lựa chọn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho hợp lý, đồng thời phải nắm bắt thông tin, tiếp cận với thị trường và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

Văn Hùng