Theo TS Phan Huy Thông, Giám đốc TTKNQG, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đối với công tác khuyến nông. Do vậy, khuyến nông đã có những bước phát triển nhanh, hệ thống khuyến nông phát triển mạnh từ Trung ương đến cơ sở. TTKNQG và hệ thống khuyến nông các địa phương đã tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, có những đóng góp vào thành công chung của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
![]() |
TS Phan Huy Thông, Giám đốc TTKNQG (Ảnh: HNV) |
Theo đó, việc đổi mới công tác khuyến nông được yêu cầu phải bám sát và phục vụ trực tiếp cho các chương trình trọng điểm của ngành NN&PTNT, hướng tới mục tiêu: nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình tái cơ cấu ngành; phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, huy động các nguồn lực đầu tư và sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách về khuyến nông phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành và nhu cầu thực tiễn sản xuất, đổi mới phương thức quản lý và tổ chức thực hiện để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý và tổ chức thực hiện để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý khuyến nông của Bộ NN&PTNT.
Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công tác khuyến nông thời gian qua, TS Phan Huy Thông cho biết, Đề án đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào các lĩnh vực:
Một là, đổi mới về nội dung hoạt động khuyến nông: tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các sản phẩm chủ lực phục vụ trực tiếp Đề án tái cơ cấu ngành, các tiến bộ kỹ thuật có khả năng bứt phá và có sức lan tỏa mạnh, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp.
Hai là, đổi mới về cơ cấu và nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông. Theo đó, đối với kinh phí khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hàng năm tăng 10-12% theo cam kết với ADB. Đối với kinh phí khuyến nông ngoài ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông theo cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông.
Ba là, đổi mới về phương pháp hoạt động khuyến nông: chú trọng hơn việc đào tạo, tập huấn, công tác truyền thông, tăng cường áp dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại trong hoạt động khuyến nông để nâng cao hoạt động khuyến nông.
Bốn là, đổi mới về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông Trung ương.
Năm là, đổi mới các cơ chế chính sác về khuyến nông.
Cũng theo TS Phan Huy Thông, để Đề án thực hiện hiệu quả, cần tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông nhà nước; tăng cường nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông; đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện trong hoạt động khuyến nông; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.
Kinh phí khuyến nông Trung ương năm 2015 dự kiến là 300 tỷ đồng. Dự kiến giai đoạn 2015-2016, kinh phí khuyến nông giai đoạn 2015-2016 tăng 12%/năm theo như cam kết với ADB đồng thời thực hiện thí điểm một số dự án khuyến nông theo cơ chế hợp tác công – tư (PPP) đối với một số ngành hàng, sản phẩm chủ lực như gạo, cà phê, chè... Giai đoạn 2016-2020, kinh phí dành cho khuyến nông dự kiến tăng 10%/năm, tiếp tục đẩy mạnh các dự án khuyến nông hợp tác PPP... Mục tiêu đến 2016, các nguồn lực của doanh nghiệp đạt khoảng 20-25% kinh phí ngân sách nhà nước và đến 2020 đạt khoảng 50% kinh phí ngân sách nhà nước. |