![]() |
Ảnh minh họa. (Ảnh: baocongthuong.com.vn) |
Cũng theo VPA, nếu như năm 2001, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được trên 50 nghìn tấn hồ tiêu, đạt giá trị khoảng 90 triệu USD thì năm 2013 đã xuất ra thị trường thế giới trên 133 nghìn tấn với giá trị đạt 900 triệu USD, tức là gấp 10 lần so với năm 2001. Năng suất bình quân tăng từ 1 tấn/ha, lên từ 2,3-2,5 tấn/ha và trở thành ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm.
6 tháng đầu năm 2014, theo VPA, cả nước đã xuất được gần 112tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 800 triệu USD và dự đoán cả năm 2014 giá trị xuất khẩu sẽ vượt xa mốc 1 tỷ USD. Theo đó thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam hiện tại chủ yếu là châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi là 10%.
Để có được kết quả này, theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, người sản xuất đã bắt đầu nắm bắt được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm về cung cầu nên chủ động được giá cả trên thị trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã giảm dần xu hướng xuất khẩu sản phẩm ở dạng thô mà chuyển sang tập trung chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản…nhưng sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam vẫn được các bạn hàng quốc tế đánh giá tốt và sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ.
Do đó, ngoài việc hoạch định chiến lược lâu dài để phát triển cây hồ tiêu, theo ông Đồ Hà Nam, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chú trọng hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng an toàn thực phẩm hơn là mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời tập trung đầu tư thêm các cơ sở chế biến, da dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.