Ngày 10/12/2012, tại Tuyên Quang, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học & Công nghệ đã phối hợp tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Hội Nông dân Việt Nam 2 năm 2011 - 2012. Đồng chí Hà Phúc Mịch - Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt
Tham dự Hội thảo còn có đại diện Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang; Lãnh đạo các Sở KH&CN; Hội Nông dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; các Cục, Vụ, Ban của cơ quan Bộ KH&CN và Hội Nông dân Việt Nam.
Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học & Công nghệ giai đoạn II (2011 - 2015), Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động tham mưu và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân Việt Nam thực hiện các dự án và phối hợp thực hiện các dự án có liên quan đến nông nghiệp, nông dân nông thôn.
Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam cùng quan tâm đến việc tăng cường cơ sở vật chất và tạo những điều kiện cần thiết cho công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động của Chương trình nhằm cung cấp thường xuyên, liên tục những thông tin, kiến thức, các giải pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ, những mô hình, điển hình tiên tiến cho bà con nông dân.
Căn cứ nội dung Chương trình phối hợp đã ký và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện của hai ngành, Ban Thường vụ Hội Nông dân và Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố đã tập trung vào công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Báo cáo của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong 2 năm thực hiệnn chương trình phối hợp vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án “Xây dựng mô hình tưới nước thâm canh cây trồng bằng bơm Thủy Luân” tại 3 huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên (2010 -2011).Sau 2 năm thực hiện dự án đã có 5 trạm bơm với 8 tổ hợp máy bơm thuỷ luân được đưa vào sử dụng, thành lập được 2 tổ hợp tác dùng nước và hoạt động có hiệu quả. Việc sử dụng bơm thuỷ luân thông qua tổ hợp tác dùng nước đã tiết kiệm điện, nhiên liệu khoảng 1 triệu đồng/ha/năm; Giảm chi phí sản xuất do người dân không phải đóng tiền điện, nhiên liệu, nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo. Năng suất lúa bình quân đạt 57 tạ/ha, tăng 10 - 15%, sản lượng đạt 260 tấn/vụ, giải quyết việc làm cho 200 lao động (do tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng). Ý thức dùng nước của người dân được nâng cao, bảo vệ môi trường, từ đó từng bước cải thiện đời sống, kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn, nơi chưa có điện, ruộng cao, bậc thang. Dự án đã được Hội đông KHCN tỉnh đánh giá đạt loại xuất sắc.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bước đầu Hội đồng Khoa học tỉnh và Sở KHCN duyệt đề tài cho Hội Nông dân huyện Sông Lô xây dựng mô hình “Điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh của lúa” quy mô 30 ha. Năm 2011, HND huyện Sông Lô được thực hiện đề tài khoa học xây dựng mô hình thử nghiệm “Trồng giống Sắn KM98-7” của COLONGBIA quy mô 10ha. Năm 2012, được sự quan tâm của Sở KHCN đã duyệt cho HND huyện Sông Lô thực hiện đề tài khoa học xây dựng mô hình thử nghiệm giống mía nguyên liệu phục vụ cho nhà máy đường Tuyên Quang thời gian 3 năm (2012-2014) diện tích là 100ha. Qua 2 năm triển khai, thực hiện các chương trình, các mô hình và đề tài khoa học được ứng dụng thực hiện đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, từ mô hình thực nghiệm được nông dân nhân ra diện rộng. Chương trình ứng dụng KHCN vào sản xuất đã góp phần giảm nghèo và làm giàu cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo 2 ngành cùng các đại biểu đánh gía cao những kết quả tốt đẹpmà chương trình phối hợp giữa 2 ngành đã đạt được trong thời gian qua. Mặc dù trong quá trình triển khai Chương trình phối hợp vẫn còn một số hạn chế, đó là, một số tỉnh, thành Hội còn chậm trễ chưa thành nề nếp, nhất là việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm; sự phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học & Công nghệ và Hội Nông dân một số tỉnh, thành còn thiếu chặt chẽ,... nhưng với những kết quả đã đạt được cho thấy Chương trình phối hợp đã và sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân./.