00:00 Số lượt truy cập: 3234863
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Giàu nhờ làm nông kiểu... quốc tế

Trong lúc liên kết 4 nhà ở nhiều nơi còn kém hiệu quả thì HTX Nông nghiệp Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) làm rất tốt mô hình này, mang lại lợi nhuận cao, đưa “hạt gạo tiêu chuẩn Global GAP” vươn ra toàn cầu HTX Nông nghiệp Mỹ Thành nằm ở vùng sâu của huyện Cai Lậy, gần đây được biết đến là điển hình về hiệu quả của cách làm ăn tập thể, “liên kết 4 nhà” (Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông). Ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm HTX, cho biết: Năm 2004, từ một HTX có quy mô nhỏ với 64 xã viên, diện tích đất canh tác chỉ 51 ha, đến đầu năm 2009, HTX đã mở rộng quy mô lên gần 600 ha với 126 hộ xã viên. Hiện có hàng trăm hộ nông dân từ các xã khác trong huyện tự nguyện xin vào HTX Nông nghiệp Mỹ Thành.


Quảng Bình: Hiệu quả từ các mô hình nuôi cá lóc tại Quảng Trạch

Ở xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình, trước đây, ngoài nghề làm muối, làm ruộng, nuôi tôm trên cát đã từng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nhiều hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Vốn cần cù, chịu khó và chưa chịu bằng lòng với những kết quả đạt được, nhiều năm trở lại đây, người nông dân Quảng Phú còn tìm tòi, đưa về nuôi, trồng thử nghiệm nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới và bước đầu đã mang lại hiệu quả khá rõ rệt, như nuôi nhím, nuôi cá lóc lấy thịt…


Đất trồng rừng nguyên liệu phục vụ giấy Bãi Bằng còn nhiều vướng mắc

Phú Thọ là tỉnh có ngành công nghiệp giấy phát triển sớm và quy mô lớn, đáng kể nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng hiện đại nhất nước ta.


Đồng Nai: Đổi thay ở làng cá ven sông

Trước đây, mỗi lần về công tác tại Phú Ngọc (Định Quán, Đồng Nai), tôi thường được nghe các anh lãnh đạo xã tâm sự khá nhiều về thực trạng cuộc sống của nhiều hộ dân ở làng cá bè trên sông La Ngà thuộc địa phận do địa phương quản lý. Bởi hầu hết những gia đình này vốn quen sống gắn bó với nghề sông nước lênh đênh, nay đây mai đó, không có nhà cửa trên đất liền, trong đó khó khăn nhất chính là 103 hộ gia đình Việt kiều Campuchia mới về đây lập nghiệp. Khi đó, vấn đề làm cho lãnh đạo chính quyền địa phương “đau đầu” nhất chính là các hộ gia đình Việt Kiều này chỉ có một tờ giấy xác nhận nhập cư từ Campuchia về Việt Nam do Bộ đội Biên phòng cấp, ngoài ra họ chẳng có thêm thứ giấy tờ gì khác cho nên thời gian đầu việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu gặp rất nhiều khó khăn và dù đã về đây định cư, sinh sống khá ổn định, nhưng đa số trẻ em ở sinh ra không được khai sinh, việc đăng ký kết hôn, hay làm hồ sơ vay vốn phát triển sản xuất đều gặp nhiều trở ngại và rất khó thực hiện. Nhận thấy, việc nhập hộ khẩu, cung cấp các loại giấy tờ cần thiết để giúp bà con yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài là nhu cầu rất chính đáng và cần thiết, chính quyền xã Phú Ngọc đã có nhiều đề xuất, kiến nghị và đã được cấp trên chấp thuận. Sau khi được nhập hộ khẩu tạm và xác lập quyền cư trú, các trẻ em con những gia đình Việt Kiều nhập cư đã được khai sinh đầy đủ, người lớn được cấp chứng minh nhân dân, việc làm hồ sơ vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất được thực hiện thuận lợi, nên đời sống của đa số nhân dân ở đây đã bắt đầu ổn định hơn. Một niềm vui nữa đã đến với các hộ dân ở đây, là năm 2001, tỉnh Đồng Nai đã quyết định quy hoạch lại làng cá bè trên sông La Ngà, đưa vào quản lý chặt chẽ số lượng các bè cá được thả nuôi, các hộ gia đình không được sinh sống trên bè mà phải lên định cư trên bờ để đảm bảo cuộc sống. Sau khi chính sách được thực hiện, hầu hết các hộ gia đình đã được tạo điều kiện thuận lợi để lên bờ sinh sống, được hỗ trợ cấp đất làm nhà và định cư. Do vốn quen với cuộc sống sông nước, thời gian đầu nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Việt Kiều vẫn chưa yên tâm lên bờ mà có ý định trở lại sống trên thuyền, cho nên lúc đó, cuộc sống ở làng định cư nhìn rất tạm bợ, vườn tược bị bỏ hoang nhiều, nhiều người suốt cả ngày ở trên thuyền chứ không thích lên bờ. Như mưa dầm thấm lâu, sau nhiều lần vận động của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến xã, cuối cùng các hộ dân đã nghe theo và lên bờ trở lại. Để giúp các hộ gia đình Việt Kiều yên tâm định cư, ổn định cuộc sống, năm 2001, khu tái định cư cho 73 hộ gia đình sinh sống đã được quy hoạch ở Tổ 5, Ấp 5, xã Phú Ngọc với hệ thống cơ sở vật chất, điện, nước, đường sá được xây dựng đầy đủ. Từ cuộc sống sông nước nay đây mai đó, nay được lên bờ với một cuộc sống hoàn toàn khác trước rất nhiều, điều đó đối với các hộ dân Việt Kiều ở đây là một sự đổi đời quá lớn mà trước đây họ chưa bao giờ dám mơ đến. Xác định được việc vận động bà con lên bở sinh sống đã khó, nhưng giữ học ở lại sinh sống ổn định lâu dài càng khó hơn, huyện Định Quán và xã Phú Ngọc đã có nhiều chính sách hợp lý để khuyến khích các hộ gia đình phát triển sản xuất, trong đó chú trọng nhất là nghề nuôi cá bè trên sông, vì nghề này rất gần gũi, quen thuộc với đa số các hộ gia đình ở đây. Sau khi vận động các hộ gia đình xác định được hướng làm ăn, phát triển kinh tế là nuôi cá bè, chính quyền địa phương xã Phú Ngọc và đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ khuyến nông xã, các đoàn thể của mình đứng ra hướng dẫn, giúp đỡ bà con từ các khâu chọn giống, kỹ thuật thả nuôi cho đến khâu thu hoạch, bảo quản, cho nên dần dần kỹ thuật nuôi cá của bà con tiến bộ rất nhanh. Từ chỗ chỉ biết khai thác manh mún cá trong tự nhiên, đến nay trong số 103 hộ gia đình Việt Kiều có 90 hộ nuôi được gần 200 bè cá lóc mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, có hộ thu nhập một năm trên 100 triệu đồng như gia đình ông Ba Hiệp, Năm Mưa, Bô Luynh…Nhờ đó có trên 10% trong số các hộ gia đình Việt Kiều đã có cuộc sống giàu có, 50% có cuộc sống khá giả, và không còn hộ nghèo đói. Cuộc sống vật chất có nhiều tiến bộ, cho nên đời sống tinh thần của bà con trong khu tái định cư từng bước cũng đã được nâng lên. Hầu hết các gia đình trong khu đều có xe máy, tivi và các phương tiện sinh hoạt đắt tiền khác, trẻ em đến tuổi đến trường đều được đi học. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư cũng được các hộ gia đình hăng hái thực hiện, nhờ vậy, từ nhiều năm nay, các tệ nạn xã hội ở khu tái định cư ngày càng giảm.Không chỉ thành công trong việc đưa con cá lóc vào thả nuôi bè trên sống La Ngà, tôi còn được biết, hiện nay nhiều hộ gia đình ở đây cũng đang thử nghiệm đưa các loài cá khác phù hợp với điều kiện ở đây vào nuối. Hi vọng rằng, các hộ gia đình trong khu tái định cư sẽ tiếp tục thành công, mang lại nguồn thu nhập cao hơn để có cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng khá giả hơn.


Đà Nẵng: Hoà Xuân - Mùa cau ế

Dân gian có câu “Được mùa cau, đau mùa lúa…”. Không biết tính chính xác của câu ca đó có đúng với thời điểm này hay không, nhưng về Hòa Xuân (Cẩm Lệ) đầu năm, nhiều nông dân than trời vì mùa cau ế. Hàng trăm buồng cau hái xuống, quả bán được, quả đổ đi, quả còn trên cây thì rực đỏ…


Đồng bằng sông Cửu Long: Dừa khô giảm giá

Hiện nay, giá bán dừa khô ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất thấp. Tại các vườn dừa, dừa khô được bán với giá 25.000 đồng -27.000 đồng/ 14 quả. Như vậy, một quả dừa khô chưa đến 2.000 đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, và giảm 20% so với thời điểm đầu năm nay. Theo các lái buôn thu mua dừa khô thì giá dừa khô giảm là do việc xuất khẩu dừa sang Trung Quốc gặp khó khăn, trong khi tiêu thụ nội địa rất hạn chế. Với mức giá này người trồng dừa lấy trái khô không có lãi. Tuy nhiên giá các lọai dừa xiêm, dừa dứa phục vụ giải khát tăng lên. Hiện nay, trái dừa xiêm tươi giá hơn 3.000 đồng, dừa dứa 10.000 đồng. Ngành nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo nhà vườn trồng dừa chất lượng cao nên trồng dừa xen với cây cao cao, chú trọng và trồng thêm các loại dừa phục vụ giải khát, chế biến nước tươi… để có nguồn thu nhập ổn định.


Gà Mía,

Xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây - Hà Nội) được coi là một trong những vùng đất còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa nhất nước ta. Du khách đến đây không chỉ bị cuốn hút bởi những bức tường đá o­ng màu hoàng thổ, những ngôi nhà gỗ ba gian hai chái... mà còn bởi mùi vị thơm ngon, béo ngậy của món thịt gà đặc sản. Với người Đường Lâm, giống gà Mía không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn là niềm tự hào bởi đây từng là giống gà tiến vua.


Vốn nhỏ, hiệu quả không nhỏ

Thực hiện chương trình giúp đỡ hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, năm 2008 Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chọn Thị xã Sông Công làm đơn vị điểm để triển khai Quỹ Tình thương. Đến nay đã có gần 800 hội viên phụ nữ được vay vốn với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng.


Đơm cá thài bai trên sông Ba

Từ trước tết đến nay, chiều chiều, một số người ra sông Ba (đoạn trên và dưới cầu Đà Rằng mới) dùng trang cào cát, be bờ để đơm cá thài bai. Loại cá nhỏ này là đặc sản nên giá trị kinh tế rất cao, có những người sau một đêm đơm cá thu nhập gần cả triệu đồng


Phát triển nông nghiệp sạch: Nông dân Đông Anh (Hà Nội) yên tâm làm giàu

Huyện Đông Anh có diện tích tự nhiên là 18.230ha (trong đó đất nông nghiệp là 9.785ha), nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị đã được Chính phủ và thành phố phê duyệt (đến năm 2020 Đông Anh sẽ chuyển 2/3 diện tích đất nông nghiệp sang phát triển đô thị và công nghiệp).


<< < 109 110 111 112 113 > >>