Hội nghị bàn giải pháp cho thị trường phân bón vụ ĐX 2006-2007 diễn ra hôm qua (17/10) tại TPHCM cho thấy có nhiều bất ổn trong quản lý mặt hàng này. Trong khi nhà nhập khẩu (NK) phân bón và nhà SX trong nước tranh cãi về giá thì phân urê Trung Quốc giá rẻ ngày ngày vẫn “dội” vào Việt Nam. Mặt khác, số liệu dự báo lại “đá” nhau khiến nhiều người nghi ngại về khả năng cân đối cung cầu phân bón.
Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo giữa kỳ về dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung (TA 440-VIE).
Khi đến xem trang trại màu rộng trên 10 ha và chứng kiến mô hình làm ăn hiệu quả của anh Đỗ Quý Hạo (Ba Hạo), ở ấp Hiệp Tân, (Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang), nhiều người trầm trồ thán phục...
Từ năm 2005 tới nay, hội viên Hội nông dân xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bắt đầu phát triển ngành nghề mới nuôi hươu sao lấy nhung vừa thu hút, giải quyết được nhu cầu lao động việc làm vừa có mức thu nhập tương đối cao cải thiện đời sống cho gia đình.
“Cứ đà này, chỉ dăm ba năm nữa, những hộ sản xuất, kinh doanh gió trầm ở đây sẽ có xe ôtô để đi!”. Ông Nguyên Văn Kính- một nông dân ở Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) tự tin “khoe” với chúng tôi như vậy.
Xã Mỹ Trinh (Phù Mỹ) gần đây được mệnh danh là “xã dưa leo” vì diện tích dưa leo ở đây khá lớn. Vài năm nay, cây dưa leo đã góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương này.
Nhờ chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, đến nay, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã có những diện tích trồng rau đạt giá trị sản xuất 366 triệu đồng/ha rau màu, đưa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện lên mức 73 triệu đồng/ha.
“Vua cà chua” là biệt danh người dân địa phương ấp Rạch Vồn, xã Long Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đặt cho lão nông Nguyễn Văn đức (Tư đức).
Anh Chau Sóc (53 tuổi) dân tộc Khơ me, ở ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) có 2,5 ha đất bậc thang; trước đây anh trồng lúa mùa 1 vụ/năm và cây lúa của ruộng nhà anh chỉ trông chờ vào nước trời (nước mưa) để phát triển, nên năm nào mưa thuận gió hòa thì được mùa, năm nào nắng hạn thì mất mùa, do đó thu nhập từ trồng lúa rất bấp bênh.
Vài thập niên trước, các loại rau thơm, rau gia vị được trồng rất nhiều ở vùng Láng (húng Láng). Xoá bao cấp, đường Láng được mở rộng, nhà cửa mọc lên san sát, theo chân những người đi chợ đêm, húng Láng "rời quê" về "đậu" tại mảnh đất Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai - Hà Nội) và làm giàu cho bà con nơi đây.