00:00 Số lượt truy cập: 2692320
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Hà Tây: Trồng cây riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Hội Nông dân huyện miền núi Ba Vì, tỉnh Hà Tây cho biết: mấy năm gần đây, sau khi một số gia đình nông dân ở xã Tản Lĩnh trồng thử trên đất đồi gò, thấy cây riềng đỏ (một loại cây cho củ dùng làm dược liệu và gia vị trong chế biến thực phẩm) rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, lại cho lợi nhuận gấp 6 đến 7 lần so với trồng sắn trước đây nên đã trồng 35 ha cây này trên địa bàn huyện. Mỗi năm, cây riềng đỏ cho thu hoạch 1 vụ vào thời điểm ngay sau Tết Nguyên đán.


Cây ngô xoá đói nghèo ở xã vùng cao biên giới Chiềng On

Cây ngô trong vài năm qua đã trở thành cây chủ lực giúp hơn bốn nghìn bà con dân tộc Xinh Mun và dân tộc Mông ở xã Chiềng On thuộc huyện Yên Châu (Sơn La) vượt đói nghèo, đời sống từng bước vươn lên no đủ. Liệu cây ngô lai có tiếp tục là cây xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới?


Trang trại của chị Vân

Về xã Thạnh Trị (Bình Ðại), ai cũng biết chị Phạm Thị Vân nổi danh ở Bến Tre nuôi cá sấu. Mười bảy tuổi đầu buộc phải xuất gia, đến năm 35 tuổi trở về nhà làm kinh tế. Có lẽ chính khoảng thời gian "tiếng mõ lời kinh" đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình làm giàu, mà người đến thăm trang trại không khỏi trầm trồ bởi những việc làm của chị.


Hà Tĩnh: xây dựng thành công trong mô hình đa cây, đa con đem lại hiệu quả cao tại Đức Thọ

Huyện Đức thọ (Hà Tĩnh) là một huyện đồng bằng bán sơn địa nằm phía bắc của tỉnh, có cây trồng, con nuôi phong phú. Người dân Đức Thọ có truyền thống thâm canh trong sản xuất, ứng dụng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật rất tốt, có hệ thống tưới tiêu chủ động vì có kênh đào Linh Cảm bơm nước từ Sông La phục vụ tưới cho đại đa số xã trong toàn huyện. Tuy nhiên, huyện Đức thọ vẫn còn có một số khó khăn đó là: địa hình phức tạp, nhiều vùng canh tác khó khăn. Vùng ngoài đê hàng năm luôn bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất, vùng trong đê là một vùng trọng điểm lúa thì nhiều xã bị ngập úng nặng.


Đồng Nai: Những người làm giàu từ nghề nuôi lợn rừng lai

Người tiên phong đi đầu trong việc nuôi lợn rừng lai ở tỉnh Đồng Nai là anh Nguyễn Trung Thành có trang trại trồng cây ăn trái rộng hơn 20 ha ở xã Xuân Hòa (huyện miền núi Xuân Lộc). Cách đây hơn 6 năm, khi bỏ ra hơn 10 tỷ đồng xây dựng trang trại trồng xoài cát Hòa Lộc, nhãn tiêu da bò, sầu riêng hạt lép, anh Thành nảy ra ý tưởng độc đáo: nuôi lợn rừng lai, vừa lấy phân bón cho vườn cây, vừa thí điểm nuôi loại vật nuôi mới mà từ trước đến nay chưa ai dám làm.


Nghệ An : Trồng keo lai cho thu nhập 50 triệu đồng/ha

Vào thời điểm này, các hộ trồng keo lai tỉnh Nghệ An đang bước vào thu hoạch cây keo lai. Theo tính toán, có hộ đạt thu nhập đến 50 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn miền núi.


Người Mông Đồng Tâm làm giàu từ cây sắn

Sau gần 5 năm kể từ ngày chúng tôi đến với bản người Mông Đồng Tâm- Động Đạt (Phú Lương, Thái Nguyên), nay mới có dịp trở lại. Con đường ghồ ghề, khấp khểnh trước kia nay đã được thay thế bằng đường bê tông, đường cấp phối phẳng phiu; những mái nhà ngói thay thế những ngôi nhà tranh nhỏ bé xiêu vẹo; ngoài vườn hoa vải, hoa xoài… nở trắng toả hương dìu dịu.


Cây quất ở Tân Sỏi

Năm 1992, cây quất bắt đầu được nông dân xã Tân Sỏi (Yên Thế) đưa vào trồng xen với các loại cây ăn quả khác trong vườn tạp.


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Thạch Thán

Thực hiện phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cuối năm 2004, xã Thạch Thán đã chuyển đổi được gần 15ha đất cấy lúa năng suất thấp ở khu Đồng Xen sang mô hình trang trại chăn nuôi lợn ngoại, thủy sản, trồng cây ăn quả...


“Vua” cá đồng.

Bỏ hơn 1 tỷ đồng về cái xứ “khỉ ho, cò gáy”, lại còn nhiễm phèn, mặn ở Kim Hòa, Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh lập trang trại nuôi cá đồng, nhiều người cho ông Sáu Tỉnh là “người điên”, đem tiền bỏ bể. Thế nhưng, hai mùa cá đồng trôi qua, đem lại mức lãi hàng trăm triệu đồng, “ông già điên” này đang gây sự ngạc nhiên cho nhiều nông dân vùng.


<< < 186 187 188 189 190 > >>